Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

SỢ ĐÁNH MẤT CÁI "VŨ KHÍ" KHÔNG CÓ !?

* BÙI VĂN BỒNG
Hôm mới đây, ngồi nhăm nhi li rượu đầu năm mới tại nhà ông Trần Cường, Bí thư chi bộ trong khu phố.

Ông Cường bộc bạch:
- Đọc báo, thấy bài viết nêu lên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói với một bí thư chi bộ, rằng: Mỗi đảng viên đừng bao giờ đánh mất vũ khí của mình, vũ khí của chúng ta là dám nói lên sự thật…”. Không dám đâu. Ai cho tôi vũ khí đó mà bảo tôi đánh mất? Tự nhiên mất cái không có à? Nói thẳng nói thật không dễ đâu? Khi mình nói, ông Tư Sang có mặt ở chi bộ, đảng bộ cơ sở để nghe không? Nói mần chi mà thêm chuốc vạ. Như tui đây nè, làm bí thư chi bộ, có tham gia ký tên vào đơn tố cáo bà Năm Vàng khai man, chạy chọt lên Sở LĐ-TB-XH và thành phố để làm giả hồ sơ thương binh, hưởng chính sách “chui” đã mấy chục năm nay. Thế mà, tui bị Đảng ủy cấp trên bắt làm bản kiểm điểm.
            Tui thắc mắc: “Tui sai chi?”.  Ông Bí thư Đảng ủy nói:
- Trên chỉ đạo phải kiểm điểm anh, vị anh vi phạm 19 điều đảng  viên không được làm, trong đó có quy định đảng viên không được ký tên vào đơn khiếu kiện, tố cáo”. Ông ta dẫn ra: “Quy định thứ 4 trong 19 việc đảng viên không được làm, có câu: “Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo” . Thế là ông vi phạm rồi còn gì?
            Dừng một lát, gắp mấy củ kiệu muối “đưa mồi”, nhắp chút rươu, ông Cường nói:
- Cho nên, vì thế, bởi dzậy: “Hổng dám dùng vũ khí của ông Tư Sang đâu! Không khéo bị quy chụp  tội tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép!...  

… Theo báo Sài Gòn giải phóng ngày 13-2-2013: Tới thăm, chúc tết gia đình GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những đóng góp tích cực và hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học của giới trí thức, khoa học tại TPHCM và cá nhân GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn đối với sản xuất và đời sống của đất nước những năm qua…
“Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để giới trí thức, khoa học cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho công cuộc xây dựng đất nước. Mỗi trí thức, nhà khoa học hãy biến những say mê, trí tuệ, ước mong cống hiến của mình cho sự nghiệp của dân tộc. Dân tộc đang rất kỳ vọng, trông đợi những thành quả lao động trí óc, những sáng tạo của giới trí thức, khoa học cho sự phát triển vững bền của đất nước” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.
               …Thăm nhà của GS.TS Phan Thị Tươi, khi nghe bà Tươi giới thiệu chồng mình - ông Hoàng Thái Lai, đã nghỉ hưu nhiều năm nay, hiện là Bí thư Chi bộ khu phố 2, phường Thảo Điền (quận 2), Chủ tịch nước hỏi:
- Đồng chí có gửi gắm gì không?
- Tôi mong mỗi cán bộ lãnh đạo hãy làm đúng những gì đã nói.
- Đúng, làm đúng những gì đã nói đang là thách thức rất lớn đối với chúng ta hiện nay
… “Từ trước đến nay, chúng ta có “cái bệnh” rất lớn là không dám nói lên sự thật. Hôm nay nghe đồng chí bí thư chi bộ khu phố nói, tôi thấy đấy là sự thật, một sự thật ở ngay trong dân. Chắc chắn người dân đã gửi gắm rất nhiều vào đồng chí bí thư, nên hôm nay tôi mới nghe được gửi gắm của dân mong muốn mỗi cán bộ, đảng viên phải làm đúng những gì đã nói. Đây là tiếng nói của lòng dân, Đảng hiểu dân nói mới là thước đo niềm tin chính xác nhất. Nhiều cán bộ không muốn nghe sự thật và không dũng cảm nói lên sự thật là vì lợi ích. Người dân cũng kỳ vọng vào Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng kỳ này của Đảng ta không ngoài mong muốn chúng ta phải sửa những khuyết điểm, yếu kém. Mỗi đảng viên đừng bao giờ đánh mất vũ khí của mình, vũ khí của chúng ta là dám nói lên sự thật…”.
             Nhưng, người ta vẫn nghi ngại. Không ai nói là Chủ tịch nước cũng nói dối, mà chính ông đã không dám nói thật cho rõ "đồng chí X là ai?". Nhiều bộ luật rất sáng rõ, nhưng chính quyền lại không làm theo luật, vậy ai dám nói thẳng ra? Đương kim tại vị Chủ tịch nước có quyền lớn nhất về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhất là về mặt pháp chế mà Hiến pháp đã quy định quyền hạn, ông cũng không dám nói thật, có mạnh bạo và kịp thời ra ngay các quyết định minh oan cho người ngay và xử lý những cơ quan, những cán bộ cố tình làm sai luật. Vậy, tuy chủ tịch không nói dối, nhưng lại không dám nói thật, và nhất là hứa hẹn với bà con rất chi là kêu và có lý, nhưng sau đó lại không làm, hoặc sai người khác làm kéo rê, câu dầm chẳng đi đến đâu. Cho nên, dân nói là "không dám sử dụng vũ khí sự thật đó đâu!". Biết đâu, chẳng phả đầu cũng phải tai, bị quy tội "tàng trữ và sử dụng vũ khí trái phép!". Vậy nên, như ông Bí thư chi bộ Trần Cường nói đúng: “Ai cho dùng loại vũ khí đó mà sợ đánh mất?”.
BVB

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

"ANH CẢ" MỜI TÚ VỀ VĂN GIANG



THƯ CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN THANH HÀ (TTXVN, 79 TUỔI) MỜI PGS-TS NGUYỄN THANH TÚ VỀ THĂM VĂN GIANG QUÊ ÔNG
KHÔNG BIẾT NƯỚC TA CÓ BAO NHIÊU "TIẾN SĨ"
(NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA ) NHƯ NGUYỄN THANH TÚ?
              Đọc mãi, dò từng chữ bài viết của "Tiến sĩ" Nguyễn Thanh Tú mà không rõ "nhà văn" này đã bao nhiêu tuổi. Tìm hiểu sau. Nếu Tú chưa đến 60 thì chắc chắn mới bằng tuổi con đầu của lão già này thôi. Khiêm tốn, nhận làm anh cả của Tú vậy nhé, vì lão đã 79 tuổi, được không? Mình muốn chân thành mời Nguyễn Thanh Tú bớt chút thì giờ vàng ngọc (nếu chưa hưu) về quê mình chơi ít ngày tìm hiểu thực tế về một "bộ phận" của Đảng lãnh đạo, ở một đơn vị "vi mô" của đất nước là xã. Xã là đơn vị cơ sở của bốn cấp hành chính nước ta đấy Tú ạ. 
                Xã mình là một trong những xã lớn của một huyện đồng bằng, chỉ cách thủ đô Hà Nội 31 km (theo con số ghi trên cột ki-lô-mếch). Xã mình hiện có 9 thôn, với 11.000 dân cư trú, chưa kể mấy trăm công nhân các nơi về "ở trọ" làm việc các công ty, doanh nghiệp. Xã mình vốn là thuần nông, độc canh lúa từ hàng mấy trăm năm nay với 1.170 mấu Bắc Bộ ruộng canh tác.
               Về Đảng, thì ngày 20 tháng 8 năm 1945, đồng chí Nguyễn Chương, uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) về tận địa bàn thành lập chi bộ đầu tiên của làng, cũng tức là chi bộ đầu tiên của xã mình bây giờ, gồm có ba  "đồng chí" quần chúng trung kiên được công nhận là đảng viên. Ba đồng chí này nay đã mất. Chi bộ đảng đầu tiên ấy đã lãnh đạo hơn 5000 dân xã mình (lúc ấy gọi là Tổng) xây dựng chính quyền mới, tổ chức nhân dân hưởng ừng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp ngày 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện "tiêu thổ kháng chiến, phá huỷ gần hết đình chùa, nhà ngói, nhà cao tầng, cắt đứt đường giao thông, nhằm cản bước tiến của đội quân viễn chính Pháp trở lại xâm lược nước ta, và tổ chức cho đại bộ phận nhân dân "tản cư" (chứ không phải là "sơ tán"), chỉ để lại bám làng, chăn bước tiến quân thù một đơn vị nửa vũ trang gọi là "tự vệ đỏ".
              Khi quân giặc cậy nhiều súng đạn và tội ác dã man về chiếm đất làng xây đồn bốt, làm cứ điểm phòng ngự, thì theo sự chỉ đạo của huyện uỷ Đảng Lao động Việt Nam, vận động nhân dân về "giả tề" bám đồng ruộng và bảo vệ làng đẩy mạnh sản xuất tham gia kháng chiến chống Pháp theo cách của mình. Vậy là suốt tám năm (1947-1954), dân và cán bộ nằm vùng xã mình không một ngày mất đất mất dân. Nắm sát ngay hàng rào bốt địch mà không một ai "tự nguyện" làm tay sai cho giặc, ngược lại chỉ đua nhau vào bộ đội và làm công tác cách mạng kháng chiến, theo chính phủ Cụ Hồ, đã đóng góp hơn hai tiểu đoàn chiến sĩ cho các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam.
             Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, xã mình được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Kể cũng xứng đáng thôi. Ngày 6-1-1946, nước ta tổ chức Tổng tuyển cử bầu quốc hội đầu tiên và sau đó không lâu soạn và công bố Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong Hiến pháp đầu tiên ấy không thấy ghi ở điều nào về khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng Cộng sản (từ Đại hội II, đổi tên thành đảng Lao dộng Việt Nam). Chi bộ xã mình từ lúc đầu có 3 đồng chí, đến năm 1951 đã phát triển lên 46 đồng chí. Chi bộ ấy đã lãnh đạo thành công nhân dân xã mình bám đất bám dân, chiến đấu, đấu tranh trực diện với địch, bảo vệ dân, bảo vệ xóm làng và huy động mọi tiềm năng lúc ấy cho cuộc kháng chiến, kể cả hàng trăm thanh niên đi bộ đội chống Pháp.  
                Năm 1955, một Đội giảm tô do cấp trên cử về tiến hành bắt "bọn địa chủ" thoái tô, giảm tô, bước đầu thực hiện "cuộc cách mạng chống phong kiến" để "người cày có ruộng" Chưa làm xong việc giảm tô, bước sang năm 1956, Đội cải cách về xã phát động nông dân vùng lên đánh đổ giai cấp địa chủ bóc lột giành ruộng đất về cho dân cày, phân hoá các tầng lớp nông dân thành các thành phần "phú nông", "trung nông lớp trên", "trung nông" và "bần nông, cố nông". Các cuộc đấu tố diễn ra rất sôi động và ác liệt. Chi bộ đảng lao động bị giải tán vì bị đội cho là chi bộ "quốc dân đảng", bí thư chi bộ, người lăn lộn suốt nhiều năm kháng chiến trong lòng địch, bị truy bức, ức quá treo cổ tự tử. Một loạt cán bộ của UBKCHC xã hoạt động lăn lộn, đối đầu với địch không sợ bị bắt, bị thủ tiêu, cũng bị mang ra ghép tội và đấu tố rất kịch liệt. 
                Kết quả, một Chủ tịch UBKHHC bị ghép tội "phản động đầu sỏ" kết án tử hình và thi hành ngay sau khi tuyên bố kết án. Một chi uỷ viên, phó Chủ tịch UBKCHC bị kết tội địa chủ phản động, bị kết án 20 năm tù. Một đảng viên làm Trưởng đồn "Hương Dũng" trá hình, bị kết án tù, một tình báo viên đã giúp đắc lực cho cách mạng cũng bị truy bức và kết án tử..
                Gần cuối đợt, Đội CCRĐ quy định làng mình phảỉ tìm cho bằng được 12 địa chủ gian ác, tức là đặt chỉ tiêu tìm địa chủ để "đấu tranh giai cấp một mất một còn". Cuối năm 1956 sang đầu năm 1957, có chỉ thị bắt đầu sửa sai. Đội CCRĐ lặn mất tăm. Trừ các đồng chí bị giết oan, các đồng chí bị kết án đi tù oan nay lần lượt trở về và được sử dụng vào "Đội sửa sai". Kể ra, Đảng cũng khéo dùng người. Mấy tháng sau, tìnhhình mới đi vào ổn định. Nhưng dân thì vẫn đói kém, cực khổ.
               Năm 1958, vận động vào HTX nông nghiệp cả làng. Ông chủ nhiệm nhất thiét phải là một uỷ viên Ban thường vụ chi uỷ, sau là Đảng uỷ, làm mưa làm gió suốt từ 1958 đến 1986. Làm ăn tập thể, giá trị ngày công của xã viên không đến 1 lạng thóc. Tất nhiên là vẫn phải sống, tìm mọi cách để sống. Sau Đại hội VI, đổi mới, nhiều nút trói được cởi. Nông dân được giao ruộng khoán lâu dài. Vì vậy, dù có xảy ra một đôi lần thiên tại nặng,  họ vẫn có thóc ăn, không như hồi còn "làm ăn tập thể ưu việt ở HTX" luôn bị đói vì bị dồn đến chân tường. Cũng may. Nếu không thì dân làm ra thóc gạo lại bị chết đói đầu tiên.
Năm 1968, sáp nhập tỉnh, rồi ít lâu sau "sáp nhập huyện" để làm ăn lớn. Kết quả làm ăn lớn không thấy đâu chỉ thấy dân càng ngày càng kiệt quệ vì quản lý tập thể cha chung không ai khóc, nên giảm sủt nghiêm trọng năng suất cây trồng và vật nuôi.
               Năm 1997, tách tỉnh. Năm 1999, tách huyện, "châu lại về Hợp Phố", nhưng liền sau đó bị "vận động" giao ruộng đất cho doanh nghiệp vào đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ, vì có làm công nghiệp mới giầu lên được. Lúc đầu vào năm 2000, dân được đền bù hoa lợi ruộng đất 7 triệu VNĐ một sào 360 mét vuông ruộng canh tác, bị xã trừ 100 VNĐ "tiền làm giấy tờ" còn 6 triệu 900.000 VNĐ. Doanh nghiêp và cán bộ lãnh đạo tỉnh huyện, đổ xô về tìm mọi cách "dựa cây dứa cây đa" chiếm đoạt ruộng đất của nông dân (tất nhiên là ruộng đất giao sử dụng chứ không được sở hữu). Sau 12 năm, khu công nghiệp có mọc lên một số nhà máy công ty, nhưng chủ yếu "trách nhiệm hữu hạn" và tư nhân, tuyển 1000 lao động đi làm tại các khu công nghiệp. Nhưng hai năm qua, các cơ sở công nghiệp dịch vụ phá sản và đình đốn sản xuất, nhưng ruộng đất đã là nền của các công ty, nhà máy rồi, giá có trả lại thì nông dân cũng bó tay không là ruộng sản xuất nữa. Xã mình có 1170 mấu Bắc Bộ mà nay chỉ còn chưa đến 300 mẫu lại ở vào nơi đầu thừa đuôi thẹo rất nhiều khó khăn trong sản xuất.
                  Dựa vào nhượng đất cho "khu công nghiệp", cán bộ lãnh đạo, cán bộ địa chính của xã tha hồ vơ vét đủ loại đất, đủ loại tiền, thậm chí xin cấp "Sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất" vẫn phải chi hàng chục triệu mới được cấp. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh móc với cán bộ chủ chốt của huyện lập "công ty ma" chiếm dụng hàng chục mẫu đất, dựng lên đó vài cái nhà ra vẻ công ty, 13 năm rồi không hề thấy sản xuất gì. Chắc là chờ mấy ông "nước ngoài" vào "đầu tư" để vớ món bở sang nhượng lại mặt bằng tính bằng đo-la.
                  Đảng bộ xã mình hiện có gần 400 đảng viên gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ và nhiều lĩnh vực về sinh hoạt cùng một đảng bộ, trong đó mấy trăm là cán bộ hưu, cựu chiến binh có lương, tuổi già nên không còn ý chí chiến đấu, và cũng không còn năng lực tham gia công tác, tốt nhất là "ngậm miệng" theo chủ nghĩa "im hơi lặng tiếng". Cán bộ trẻ, đảng viên được kết nạp gần đây hay được kết nạp ở bộ đội, xí nghiệp, cơ quan về mất sức, hưu non, nhiều người còn tham gia công tác xã, thôn,nhưng cùng vây cánh với lãnh đạo xã, cùng chia nhau hàng trăm xuất đất (có lúc một xuất đất gần quốc lộ tại xã mình lên đến 1 tỷ đồng/100 métvuông). Có bí thư chi bộ mua "đất giãn dân" giá 50 triệu theo quy định/suất, bán ngay được 750 triêu/suất. Chủ tịch, phó chủ tịch, phó bí thư, bí thư đảng uỷ, hiện mỗi người có từ vài ba xuất đến hàng chục suất đất. Chủ tịch xã có tiền chục tỷ gửi Ngân hàng phòng về già. Cán bộ địa chính xây hai ba nhà lấu và có trong tay nhiều suất đất có giá.
                 Một trưởng thôn thông đồng với Chủ tịch xã bán, nhượng, sang tên, cho 79 xuất đất và quê mình hiện tất cả cán bộ từ bảo vệ thôn trở lên đều có "đất" cả. Vì vậy, tất cả các loại đất trước đây do HTX nông nghiệp quản lý 100%, nghĩa là đã "công hữu" 100%, nay thực hiện "cả làng lấp ao, toàn dân lấn chiếm" mạnh ai nấy làm, mạnh họ nào họ ấy chia nhau đất họ, đất tổ, đất ông cha tổ nghiệp, tha hồ mà xén vào đất công, lấn chiếm đất công, tạo thành chiến dịch xâm chiếm đất rất nhộn nhịp hoành tráng. Trong khi người thiếu đất, cần đất thì một mét vuông cũng không biết trông cậy vào đâu. Khu công nghiệp có danh mà không có thực chỉ là nơi làm giầu cho "cò" đất và người muốn có đất. Một Phó chủ tịch xã tự nhiên có đến gần 4 mẫu đất xung quanh ngôi nhà bốn tầng của ông ta, trong khi quy định đất ở mối hộ ở nông thôn không quá 200 mét vuông !

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú thân mến !
             Có dịp về quê mình một vài ngày, đi xem tình hình cụ thể "Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện ra làm sao" Ở huyện Văn Giang, các xã bị "quy hoạch" 500 ha đất canh tác vào "Khu đô thị sinh thái Ecopark", mỗi sào đất canh tác khi còn là của nông dân, họ trồng rau và cây cảnh thu 100 đến 250 triệu/sào/năm, nay bị thu bhồi để "đô thị sinh thái" được trả lức đầu 30 triệu nay 85 triệu một sào một lần và đất đó bị "giải phóng mặt bằng" xây lên đó mấy cái nhà "chọc trời" chưa thể bán cho ai thì xảy ra "vụ văn Giang" nên đô thị ấy vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt và nhiều người đầu tư và cán bộ ăn theo đã "chạy" mất dép...
              Tương tự, mình sẽ đưa Tiến sĩ Tú đi thăm Tiên Lãng, thăm Hà đông, thăm Dương Nội, thăm các khu biệt thự  cụ Cựu Tổng Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh mình, xem mấy vị cộng sản này có dinh cơ và sinh sống ra sao nhé. Hãy cứ đưa Đảng vào Hiến pháp đi, chẳng sao cả. Đảng lãnh đạo toàn dân, nghĩa là đảng là trên Quốc hội, chính phủ và cả Nhà nước, trên nhân dân thì đảng làm gì mà chả được, huống hồ đưa một câu vào Hiến pháp!
                 Sự thật là chân lý. Và sự thật vẫn là sự thật, như thế đấy Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú ạ.

Nguyễn Thanh Hà, cựu PV TTXVN, 79 tuổi.

--------------------------

+ Bài liên quan: 
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/229219/Default.aspx

CUỐN ẤY KHÔNG PHẢI LÀ SỬ, NHƯNG ĐỌC ĐƯỢC LẮM


  Quyển sách thay đổi cuộc đời
Cuốn sách nhỏ về một người vĩ đại
TT - Chuyên mục “Quyển sách thay đổi cuộc đời” kỳ này giới thiệu bài viết của nhà sử học:  
* DƯƠNG TRUNG QUỐC         
             Tôi có một lý lịch nghề nghiệp rất đơn giản: sinh ra, lớn lên, đi học, thi học sinh giỏi môn sử phổ thông rồi tốt nghiệp khoa sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, về Viện Sử học công tác cho đến khi về hưu vẫn tiếp tục hoạt động trong một hội nghề nghiệp của giới sử học và làm một tờ báo của Hội Sử.
Có hơn một thập kỷ làm đại biểu Quốc hội thì ngẫm kỹ điều mình thể hiện trên diễn trường ấy cũng luôn là những vấn đề có liên quan đến lịch sử, lấy chuyện xưa vận vào chuyện nay, tựa như người nhắc vở vậy.
                Với người làm nghề sử thì việc đọc sách là chuyện đương nhiên, như nông dân cày cấy, thợ may cắt vải nên khó chọn được một cuốn sách nào lại đủ sức “làm thay đổi cuộc đời” của mình. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ có thể nhắc tới một cuốn sách dường như nó đã “bẻ ghi” khiến đời mình nghiêng về cái ngả đường mà đến thời điểm đã U-70 rồi thì có thể nói được rằng sẽ theo nghiệp nghề ấy đến lúc xuống... mồ.
Cú hích vào nghề


"Sau này, ngày càng có nhiều sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch vẫn được coi là cuốn sách sớm nhất, được tin cậy nhất và sách này luôn được tham khảo như một nguồn tư liệu gốc"
                  Tôi đến với nghề sử rất ngẫu nhiên, không hề có một hứng thú hay năng khiếu gì đặc biệt đối với cái môn dễ là khổ sai trí nhớ ấy. Đến lớp 10 niên khóa 1963-1964, Hà Nội tổ chức thi học sinh giỏi môn lịch sử. Chẳng biết vì sao cô giáo dạy sử lại chọn tôi với câu động viên: “Cô thấy em đi thi được đấy!”. Có lẽ vì nể trọng cô giáo mà tôi nhận lời.
                Chuẩn bị cho cuộc thi, cô giáo hướng dẫn: ngoài sách giáo khoa, nên tìm đến một người nào đó am hiểu lĩnh vực này để hỏi han thêm. Lớp tôi có một anh bạn có bố làm ở Viện Sử học. Tôi đến xin được ông chỉ giáo. Ông đưa cho tôi mấy số tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, bảo mang về nhà đọc thử một vài bài, rồi hẹn gặp lại để ông hướng dẫn. Trước lúc về tôi thấy trên bàn của ông có một cuốn sách không dày. Tôi vừa động tay vào thì nhà sử học đầu tiên mà tôi được gặp trong đời bảo: “Cuốn ấy không phải là sử đâu cháu ơi. À, nhưng đọc được lắm...”.
               Đó là cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên. Về nhà, đọc các bài tạp chí thấy dài lằng nhằng càng đọc càng khó hiểu nên tôi chuyển sang cuốn sách và đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối. Hồi đó Bác Hồ còn sống, một đôi lần tôi được gặp, sách vở viết về Bác chưa nhiều như bây giờ nhưng hình tượng của con người còn sống ấy đã là thiêng liêng lắm. Cuốn sách ấy không thể nói là đã “làm thay đổi cuộc đời tôi”, song đã tạo một cái hích nhẹ và hướng tôi bước vào ngả đường nghề nghiệp mà vào thời điểm đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Cuốn sách “không phải là sử” ấy thật sự gây ấn tượng với tôi.
                Cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch chắc nhiều người đã đọc vì từ khi được xuất bản lần đầu vào cuối thập kỷ 1940 đến nay đã qua gần bảy thập kỷ, đã được nhiều nhà xuất bản tái bản rất nhiều lần. Thông qua lời kể của một nhà báo có bút danh Trần Dân Tiên, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những ngày đầu nước nhà độc lập (1945), cuộc đời của nhà cách mạng và là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập được kể lại qua “những mẩu chuyện” như tên gọi của sách. Mục đích sách ra đời vào thời điểm đó dường như chỉ để trả lời câu hỏi “Hồ Chí Minh là ai?”, kể cả với những người nước ngoài.
                 Sau này, khi đã thâm niên trong nghề nghiệp, tôi có nhiều cơ hội đọc và gặp nhiều người nước ngoài, có người thuần túy là nhà nghiên cứu, có người là nhân chứng lịch sử, cũng có người là cả hai. Tôi đã nghe và đọc được rất nhiều cách tiếp cận, cách đánh giá khác nhau về cuốn sách này và nhân vật của sách...
Đam mê tìm kiếm sự thật
                Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh. Tôi được biết cách đó không lâu có một phụ nữ quốc tịch Mỹ cũng đã đến đây và cũng có mối quan tâm đến nhân vật lịch sử này. Rồi các đồng nghiệp Nga cho biết người phụ nữ ấy đã “lần mò” đến tận Leningrad để tìm kiếm những chi tiết liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh trong thời gian ở Liên Xô (cũ). Người phụ nữ ấy tên Sophie Quinn Judge.
                 Bẵng đi một thời gian tôi gặp bà ở Aix en Provence, nơi có một trung tâm lưu trữ quan trọng của Bộ Thuộc địa Pháp, ở đó có nhiều tư liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ. Theo bà, thật đáng tiếc chưa mấy ai quan tâm đến điều đó vì thế bà sẽ cố gắng lấp chỗ trống này.
                  Hồi đó bà mới chỉ đưa ra nhận xét bước đầu là càng nghiên cứu càng thấy nhân vật này có nhiều điều hấp dẫn. Vài năm sau Sophie Quinn Judge cho xuất bản ở Singapore một luận văn nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong quãng thời gian ở châu Âu 1919-1940. Bà có gặp để trao đổi và gửi bản thảo cho tôi đọc trước. Cuốn sách của bà có thể có sự đánh giá khác nhau từ những người có quan niệm khác nhau, nhưng giữa những dòng chữ có thể thấy được thiện chí của một người muốn thỏa mãn đi tìm sự thật, công việc của một người làm sử.
                  Nhân dịp 110 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một nhóm làm phim đến phỏng vấn Sophie, bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”.
                  Cuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình thỏa mãn.
Xuân 2013
(Tuổi trẻ)


Mời bạn viết về quyển sách mình yêu thích

“Quyển sách thay đổi cuộc đời” là dự án do Công ty điện tử Samsung phối hợp cùng báo Tuổi Trẻ và Công ty văn hóa Phương Nam thực hiện; là một phần của dự án “Thư viện thông minh” được Samsung thực hiện, xây dựng tủ sách ở các trường học, nhằm cổ động giới trẻ và cả cộng đồng đọc sách.
Chuyên mục này mở ra trên Tuổi Trẻ gần đây được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Do vậy, cùng với sự chia sẻ của những nhân vật nổi tiếng, Tuổi Trẻ mời gọi bạn đọc viết về quyển sách mình yêu thích, gây cho mình ấn tượng hoặc làm “thay đổi cuộc đời” mình; sách và ý nghĩa của sách trong cuộc sống... Những bài được chọn đăng sẽ được trả nhuận bút và hai bài viết hay nhất sẽ được trả nhuận bút mức 3 triệu đồng/bài. Bài viết xin gửi về nhipsongtre@tuoitre.com.vn hoặc dangdaitt@gmail.com.

Nén hương nhân 300 năm ngày sinh QUAN NỘI SAI HOÀNG NGŨ PHÚC

Bài "Võ sáo" tại Lễ hội kỷ niệm Khởi nghĩa nông dân
Yên Thế  (Bắc Giang) 2012
    * BÙI VĂN BỒNG
BVB - Bước sang đầu năm 2013, năm con Rắn đen già nua vào kỳ lột xác, lại trùng với kỷ niệm 300 năm ngày sinh của quan Nội sai Hoàng Ngũ Phúc. Có một ‘sự cố’ là một vị thạc sĩ, Đại biểu Quốc hội, cùng họ và có cái tên na ná như ông đương danh Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước bị thiên hạ ném đá tới tấp vì “thần khẩu hại sắc phàm”.
            Trong lịch sử Việt Nam, danh tướng thời Lê Trung Hưng Hoàng Ngũ Phúc hay Hoàng Ngũ Phước (1713-1776). Hoàng Ngũ Phúc xuất thân là hoạn quan, nổi tiếng là người có nhiều mưu kế. Trước ông giữ chức tả thiếu giám, sung giữ chức nội sai trong Hình phiên. Ông quê ở xã Phụng Công, huyện Yên Dũng, (hiện nay là thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, huyên Yên Dũng (Bắc Giang). Hoàng Ngũ Phúc có công lớn trong việc đánh dẹp các cuộc  khởi ngĩz nông dân Đàng Ngoài và là tổng chỉ huy cuộc nam tiến đánh Đàng Trong, mở mang đất đai Bắc Hà tới  Quảng Nam.

         Trước đây, tôi đã nghe danh của ông trong lịch sử, một tướng dũng mãnh, có tài thời Hậu Lê. Đầu tháng 6 năm ngoái, trong bài tham luận của đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc “Nhà nước gặp nhiễu sự, dân còn giúp nước?”, trong đó có trích dẫn câu nói nổi tiếng của quan Nội sai Hoàng Ngũ Phúc: “Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác”.
             Tôi được biết, Hoàng Ngũ Phúc có công lớn với triều vua thời Lê Trung Hưng, trước đây ông đã từng giữ chức tả thiếu giám, sung giữ chức nội sai trong Hình phiên.
            Có lẽ, trong lịch sử Việt Nam, ngoài Lý Thường Kiệt, chỉ có Hoàng Ngũ Phúc (Quận Việp), là tướng xuất thân từ hoạn quan có tài kiêm văn võ và có nhiều quân công nhất. Tuy nhiên, do thành tích của ông chỉ trong nội chiến, mà lại chủ yếu “chiến” với phong trào nổi dậy khởi nghĩa của nông dân để phò vua Lê, vỗ về chúa Trịnh, nên người đời sau ít nhắc đến. Còn Lý Thường Kiệt lập công trong chống ngoại xâm nên Lý Thường Kiệt nổi tiếng hơn ông.
             Các thế hệ sau này cũng được truyền thông là ông làm tướng nghiêm túc, cẩn trọng, có uy tín. Khi lâm trận, ông là người quả đoán. Những người trưởng thành dưới tay ông như Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh sau đều là những người nổi tiếng, ngang dọc thiên hạ, dù đều không được trọn vẹn như ông. Sở dĩ ông được trọn vẹn toàn danh, ngoài hoàn cảnh khách quan (khi thế nước Đàng Ngoài còn mạnh) còn do ông là người biết ứng xử, tiến lui đúng lúc không chỉ trong chính trường mà cả ngoài chiến trường, không mang dã tâm như các hoạn quan Triệu Cao đời nhà Tần, Ngụy Trung Hiếu đời nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Về cuối đời, lối sóng phục thiện và những lời sám hối của ông lại được công tâm của người đời ghi nhận. Bản tính khiêm tốn, thành thực đối đã với người khác hết lòng trung tín, thưởng phạt quân sĩ nghiêm minh. Là người cầm quân dày dặn hơn 30 năm ngoài chiến trường, có lẽ hơn ai hết ông tự hiểu sức quân Trịnh khi tiến vào tới Quảng Ngãi như dây cung đã trương hết cỡ, không thể cố giành đất phương Nam, vì thế ông chủ động nhường Quảng Nam cho Tây Sơn hy vọng làm thoả mãn Tây Sơn.
           Không chỉ là người có công ổn định tình hình Bắc Hà, ông còn có công mở mang đất đai Bắc Hà xuống phía Nam, lần đầu tiên đánh bật chúa Nguyễn khỏi đất Thuận-Quảng, khôi phục lại cương thổ nhà Hậu Lê như thời Lê Sơ, điều mà bao thế hệ chúa Trịnh trước chưa làm được. Nhưng dường như cũng chỉ có ông là người hiểu mình và hiểu người, biết lui tiến ngoài mặt trận.
            Sau khi các tướng thế hệ ông và Bùi Thế Đạt mất, cha con chúa Trịnh quá say sưa vì chiến thắng, sinh kiêu ngạo, các tướng kế tục buông lỏng việc quân sự nên không giữ được cương thổ ông đã mở mang và cơ đồ họ Trịnh tiêu tan nhanh chóng. Ít ra Bắc Hà sẽ được bảo tồn lâu hơn. Một khi Tây Sơn không đánh chiếm được Bắc Hà, sẽ không phải phân tán lực lượng ra Bắc và khó có thể khẳng định họ Nguyễn còn cơ hội phục hồi ở Nam bộ hay không.
            Ông lo hết lòng phò vua Lê, chúa Trịnh, nhưng từ khi Trịnh Giang cầm quyền, chính sự Bắc Hà bắt đầu suy. Chúa Trịnh Giang tiêu dùng xa xỉ, thả cửa cho địa chủ cường hào ác bá chiếm đoạt ruộng đất, ức hiếp dân cày, thuế má một ngày một nhiều, sưu dịch một ngày một nặng khiến nhân dân Đàng Ngoài vô cùng cực khổ. Do đó nông dân Đàng Ngoài đồng loạt đứng lên khởi nghĩa.
             Từ năm 1737, nhiều cuộc khởi nghĩ nông dân liên tiếp nổ ra như: Nhà sư Nguyễn Dương Hưng nổi dậy khởi nghĩa ở Tam Đảo, Vũ Đình Dung nổi dậy ở Ngân Già (nên bị gọi là giặc Ngân Già), hậu duệ nhà Mạc (đã bị đổi họ) là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển cùng Vũ Trác Oánh nổi dậy ở Hải Dương. Theo "Lê Triều dã sử", Nguyễn Cừ và Nguyễn Tuyển tin theo sấm Trạng Trình: "Phá điền thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành" (Vỡ ruộng thiên tử ra, không đánh tự nhiên thành) nên dựng cờ khởi nghĩa. Tiếp đến là các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật, Nguyễn Dương Hưng; nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, tiếp tục tập hợp lực lượng và trở thành hai cánh quân khởi nghĩa lớn và làm hao binh tổn tướng của chúa Trịnh nhiều hơn cả.
           Ngoài những cuộc khởi nghĩa trên còn một số khởi nghĩa khác. Phong trào khởi nghĩa trải rộng khắp Bắc bộ vào tới Thanh Hóa, Nghệ An. Các cuộc khởi nghĩa phần đông lấy tiếng "phù Lê diệt Trịnh" làm cớ. Nhân dân mặt đông nam mang bừa vác gậy đi theo quân khởi nghĩa, toán nào đông thì kể có hàng vạn người, toán nào ít thì cũng có đến hàng trăm hàng nghìn người, rồi đi cướp phá ở các hương thôn và vây các thành ấp, quân triều đình đánh dẹp không được.

Nghi môn và đền thờ Quận Việp (Hoàng Ngũ Phúc)
 ở Tân Mỹ, Yên Dũng (Bắc Giang)                                                           
             Trong cung, Trịnh Giang suy thoái đạo đức, lối sống, sa vào tiền và gái, nhất là xa xỉ tư thông với cung nữ của cha, lại bị sét đánh hụt nên tin theo lời hoạn quan, làm nhà hầm ở luôn dưới đất để tránh sét, còn việc chính trị thì để cho các hoạn quan là bọn Hoàng Công Phụ chuyên quyền làm bậy. Trước tình hình đó, gia tộc họ Trịnh quyết định phế truất Giang, lập em Giang là Trịnh Doanh lên ngôi năm 1740. Là người có tài, Trịnh Doanh bắt đầu chỉnh đốn tình hình trong nước, ra tay đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa.
           Điều đã được ghi rõ trong sử sách là ông, quan Nội sai Hoàng Ngũ Phúc, đã có công đem binh dẹp cuộc khởi nghĩa nông dân của Nguyễn Hữu Cầu (Quận He). Vì ngày thường cướp được thóc gạo của thuyền buôn, đem cho dân nghèo, cho nên Quận He đi đến đâu cũng có người theo, muốn lấy bao nhiêu quân lương cũng có. Nguyễn Hữu Cầu được các sử gia đánh giá là người kiệt hiệt, nhiều mưu mẹo nhất trong số các thủ lĩnh khởi nghĩa lúc đó. Có khi bị vây hàng mấy vòng, ông chỉ một mình một ngựa phá vây ra, rồi chỉ trong mấy ngày lại có hàng vạn người đi theo.
            Tôi đọc sử ghi lại, biết ông đã hết lòng phù chúa Trịnh, đi dẹp các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Dân khổ cực, oan khốc quá, phải đi đấu tranh giành quyền sống giữa thời của chế độ phong kiến mục nát, tham tàn, ông rất hăng hái phụng mệnh vua chúa đi dẹp loạn. Để chứng minh là một “trung thần”, ông đã mưu trí vây quân khởi nghĩa của quận He ở núi Đồ Sơn, buộc Nguyễn Hữu Cầu phải phá vây ra, rồi chớp thời cơ cho quân khởi nghĩa đánh về đánh lấy thành Kinh Bắc. Trấn phủ là Trần Đình Cẩm và Đốc đồng là Vũ Phương Đề đánh thua ở Thị Cầu phải bỏ ấn tính mà chạy; ở Thăng Long, được tin ấy rất lấy làm báo động. Ông liền đem binh về, cùng với Trương Khuông lấy lại thành Kinh Bắc, nhưng thế Nguyễn Hữu Cầu vẫn mạnh, phá quân của Trương Khuông ở làng Ngọc Lâm (thuộc huyện Yên Dũng), đuổi quân của quan thống lĩnh Đinh Văn Giai ở Xương Giang (thuộc huyện Bảo Lộc) rồi lại về vây dinh Thị Cầu. Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đem binh đến đánh bại Hữu Cầu ở Xương Giang. Năm 1751, Phạm Đình Trọng đem quân vào đánh phá trại. Hữu Cầu chạy đến làng Hoàng Mai thì bị bắt, đóng cũi đem về nộp chúa Trịnh và bị hành hình. Tương truyền trước khi chết ông có làm bài thơ "Chim trong lồng" nổi tiếng: “… Mặc bay đông ngữ, tây đàm / Chờ khi phương tiện dứt dàm vân lung / Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu Hán / Phá vòng vây làm bạn kim ô / Giang sơn khách diệc tri hồ?”. Đến năm 1751, cơ bản các cuộc khởi nghĩa bị dẹp yên, chỉ còn Lê Duy Mật và Hoàng Công Chất dựa vào nơi xa xôi, hiểm yếu vẫn cầm cự được tới đầu thời Trịnh Sâm.
           Ông cũng đã lập công với chúa Trịnh là đánh bại quân Tây Sơn vào tháng 2-1775 ở Cấm Sa (Quảng Nam). Nhưng ông cũng khá thức thời là khi ở tuổi 62 sức đã yếu, lại bị bệnh, nên tháng 7 năm 1775, cùng lúc bệnh dịch hoành hành, lại nghe tin Nguyễn Huệ thắng quân Nguyễn chiếm lại Phú Yên, quận Việp án binh lại. Ông biết Tây Sơn đã đủ thực lực đứng vững, quân Trịnh không thể diệt được, nhất là khi quân của ông đi xa nhà đã mệt mỏi và phát dịch bệnh. Theo đề nghị của Nguyễn Nhạc, ông đã phong chức cho Nguyễn Huệ làm “Tây Sơn hiệu tiền tướng quân”. Biết mình không thể đương nổi việc quân nữa, tháng 9 năm đó ông bí mật bàn với các tướng rút quân về. Hai tướng văn là  Nguyễn Nghiễm ( cha của Nguyễn Du) và Nguyễn Lệnh Tân bàn nên rút về Quảng Nam, và đặt quan trông giữ phần lãnh thổ chiếm được. Còn ông ệp chủ trương rút hẳn về Thuận Hóa, vùng đất Quảng Namsẽ tính sau. Ông sai người cầm thư đi gấp về Thăng Long xin ý kiến Trịnh Sâm. Trịnh Sâm xưa nay rất tin tưởng ông nên tán đồng đề nghị của ông. Quân Trịnh rút khỏi Quảng Ngãi lui hẳn về Phú Xuân.
               Nhờ công lao đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa, Hoàng Ngũ Phúc được phong làm Việp quận công, thường gọi là Quận Việp. Năm 1754, Thượng thư bộ Binh Phạm Đình Trọng chết sớm, Hoàng Ngũ Phúc trở thành vị tướng quan trọng nhất của triều đình. Sau đó ông xin từ chức về hưu, được phong làm quốc lão. Cuối đời, ông đã nhận ra rằng: Thực chất các cuộc khởi nghĩa vẫn có tính độc lập và chúa Trịnh, bên cạnh việc điều chỉnh chính sách để giảm bớt gánh nặng cho dân, đã biết cách tận dụng điểm yếu này để tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa. Việc Trịnh Doanh, tại từng thời điểm, cho thủ lĩnh này hay thủ lĩnh khác giảng hoà, phong chức chính là cách chia bó đũa để bẻ từng chiếc.
               Tôi nhắc lại sự bùng phát rầm rộ và diễn biến liên tục các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài vào thời Trịnh Giang, xuất phát từ nỗi bất bình của nhân dân bị bóc lột bần cùng. Tuy nhiên, theo các nhà sử học, sau đó các cuộc khởi nghĩa không có được sự liên hợp cần thiết để đủ sức đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh. Và cũng xin nhắc lại điều ông nói là chuẩn xác: “Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác”. Quan niệm của ông như vậy là đi đúng nghĩa khí nông dân nước Việt: “Có áp bức, có đấu tranh, đấu tranh để giành quyền sống, quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh  phúc, đi tới ước mơ công bằng xã hội”.
              Có điều, chiến công truy dẹp khởi nghĩa nông dân của ông chẳng mấy ai ca ngợi. Ông dùng hết tài trí, sức lực vì sự “trung quân”, nhưng nếu xét cho cùng ông chưa phải là nhà “ái quốc”. Đúng ra, hoàn chỉnh tài đức của quan lại thời đó là phải đạt được cả hai tiêu chuẩn “trung quân và ái quốc”. Đã “ái quốc” thì phải biết thương dân, nhất là nông dân nghèo cần lao, chịu nhiều tầng áp bức của xã hội thời đó.
                Năm ngoái, năm thứ 12 của thế kỷ 21 này, có những vụ được gọi là “nông dân nổi dậy”, tuy không đến mức như khởi nghĩa ngày xưa, nhưng cũng là sự đấu tranh giữa cường quyền với lợi ích thiết thân, lợi ích hính đáng, cũng là sự đấu tranh cho công  bằng xã hội mang hình thức dân chủ, với các vụ đã làm rung động cả nước như: Tiên lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Dương Nội, Cần Thơ…Nếu ông được người có chức quyền ra lệnh đàn áp nông dân chỉ vì nhóm lợi ích của quan quyền, của đại gia, liệu ông có vì hai chữ “trung quân” mà thẳng tay đàn áp nông dân nghèo hèn hay không? Cho nên, người ta vẫn nói, đấng minh quân, quan hiền đức  “chấp lệnh tại triều, hành sự tại tâm”. Cũng do đi dẹp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân mà về cuối đời ông mới đúc kết được câu nói: “Nước lấy dân làm gốc… hãy để dân yên…”. Ông lưu danh hậu thế không phải vì những chiến công dẹp loạn, chiến công “chuyên chính với dân nghèo không ruộng đất”; những chiến công ấy đã có chúa Trịnh lộng quyền, lấn át vua ghi nhận, mà có lẽ bởi câu nói đúc kết chân lý ấy mà hậu thế nhớ đến ông. Quả là “hùm chết để da, người ta chết để tiếng”.
               Ông xa cõi trần đã 237 năm rồi, năm nay lại đúng vào 300 năm ngày sinh của ông, cho dù ông đã “trung quan” đến mức như “ngu trung”, gắng sức lập công phò Lê vệ Trịnh,  đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân, đánh Nam dẹp Bắc trong các cuộc tranh giành đất đai và quyền bính, nhưng câu nói của ông về lòng dân với nước vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay và mai sau.
            Đáng buồn là Hậu duệ đời nay của ông cũng có một nghị Phước khoe khoạng bằng thạc sĩ nhưng chưa có câu nói nào được thiên hạ ghi nhận, mà chỉ giỏi khoa môi múa mép phát ngôn bừa bãi như kẻ tâm thần. Ông Dương Trung Quốc, cho dù biết quan Nội sai Hoàng Ngũ Phúc chỉ có công với triều chính, nhưng lại có tội với nông dân nghèo, cũng lọc ra câu nói có giá trị của ông để minh truyền hậu thế. Vậy mà nghị Hoàng Hữu Phước nay lại chửi ông Dương  Trung Quốc như chửi mất gà! Ai nói ra cái căn bệnh tâm thần của ông nghị Phước đều bị hắn ta chửi tuốt, kể cả đài BBC, báo Tuổi trẻ…
              Nhưng dù sao, nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, kính chúc hương hồn của ông siêu thoát và có linh thiêng thì giúp cho xã hội Việt Nam sớm dẹp được nhanh gọn lũ quan tham khoác áo "cộng sản"; dẹp "một bộ phận không nhỏ có chức có quyền" suy thoái,biến chất; dẹp các a dua, a tòng sống cơ hội, hãnh tiến mà gian xảo như Hoàng Hữu Phước, Hoàng Quang Thuận, Trần Đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tú ... gây lắm nhiễu sự, để nước Việt có một thể chế chính trị-xã hội thực sự dân chủ, công bằng, văn minh; để dân Việt được sống và mở mặt thẳng mày với thiên hạ. Bài viết này xin được coi như bông hoa kỷ niệm  ngày sinh nhật của ông, cũng coi như nén nhang thắp viếng lăng mộ của ông.
BVB

Hãy bảo vệ một... Kỳ - Kỳ Tài ...!






Hãy khẩn cấp bảo vệ Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhà văn, Thượng tá Nguyễn Thanh Tú
               BVBCó rất nhiều dấu hiệu cho thấy một sự thật khó mà chối cãi, rằng Phó giáo sư Tiến sĩ Nhà văn Thượng tá Nguyễn Thanh Tú (Văn nghệ Quân đội) đang bị ném những hòn đá tảng, bị "đánh hội đồng" tơi bời không thương tiếc.
                 Thật là cực kỳ phi lý. Một trí thức-văn sĩ tên tuổi với học hàm học vị Phó giáo sư Tiến sĩ lừng danh, một nhà văn nổi tiếng có nhiều tác phẩm xuất sắc như anh (tôi xin gọi ông Tú bằng anh cho nó thân mật!) lại bị đánh hội đồng vô cùng đau đớn, mà chưa có cơ hội chống đỡ, chưa có ai lên tiếng bên vực và bảo vệ. Đau xót thay !
               Chung qui cũng chỉ vì một câu nói của anh nói về sự tồn vong của dân tộc. Đành rằng một người như anh mà dám nói về sự tồn vong của dân tộc là cả một cái sự bạo phổi, đại ngôn, nhưng xin mọi người hãy nhìn thấy được cái tầm, cái tâm của anh đối với dân tộc, đối với cấp trên nó như thế nào. Mọi người hãy nhìn cho kỹ rồi hãy phán xét.
Nguyễn Thanh Tú
         Có tác giả nói rằng 17 năm về trước, anh đã ăn cắp văn chương. Thật lạ lùng cho cái sự buộc tội này. Chuyện đã qua 17 năm rồi, đủ thời gian để một cậu bé sơ sinh biến thành một chàng thanh niên bẻ gãy được sừng trâu, ấy thế mà sao không quên nó đi mà lại đem ra mà đay nghiến, mà chà xát anh. Một người thanh cảnh, mảnh mai như anh làm sao có thể chịu đựng nổi sự vùi dập oan khiên này ? Vả lại, bây chừ người ta ăn cắp đủ mọi thứ từ bé đến lớn, từ vật chất đến tinh thần, từ vật thể cho đến phi vật thể… Thế thì một tẹo « văn chương » thì có là cái quái gì đâu mà làm cho to chuyện. Thật không nhân đạo, nhân văn và nhân dịp một tí nào.
               Lại còn có tác giả cho rằng anh, một Phó giáo sư Tiến sĩ ăn học đàng hoàng và là một nhà văn chân chính, lại có những lập luận phí lý, phản động, giang hồ đạo tặc. Đây là một cái điều hết sức vô lý, không thể chấp nhận đối với một trí thức sáng danh như anh Tú. Xin mời hãy đọc đoạn sau đây của anh mới thấy hết được cái lý cái tình, vừa chặt chẽ vừa tha thiết mà anh gửi gắm : "Việc đòi hỏi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình. Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh ; chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta, dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cố tình quên công lao, đóng góp, vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng ta trong công cuộc đổi mới đã và đang thắng lợi toàn diện. Thậm chí có thể nói đó là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc này".
             Cũng cần nói rõ thêm với một số tác giả rằng : thuật ngữ « cướp chính quyền » ngày nay không được sử dụng nữa đâu mà đã được uyển chuyển sửa lại thành ra « "giành chính quyền về tay nhân dân" . Các thế lực thù địch đã lợi dụng thuật ngữ nói trên để xuyên tạc rằng, thảo nào "từ ruộng đồng, từ bưng biền, từ rừng sâu, từ núi cao...", rồi thì "đi tắt đón đầu"… là dành riêng cho "bọn lục lâm thảo khấu", "bọn cướp đường"… Thật đúng là cái bọn phản động, nhàn cư vi bất thiện. Rỗi hơi hay sao mà cứ hay cố tình ví von, suy luận lung tung, làm sai lạc hết bản chất của vấn đề.
                  Gần đây đang có những câu chuyện lùm xùm quanh ông nghị Phước. Nhiều kẻ xấu mồm gọi ông nghị này là nghị khùng, nghị điên, là mắc bệnh cần đi khám bệnh tâm thần, là loạn ngôn… Riêng đối với một dư luận viên là tôi thì khác. Tôi cho rằng lời xin lỗi mà nghị Phước dành cho ông Dương Trung Quốc đã thể hiện sự can đảm, sự quang minh chính đại tuyệt vời của nghị Phước. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng và tâm đắc với lời chia sẻ của nghị Phước : "Trong tình hình đất nước ta hiện nay cần nhất là sự ổn định, các thế lực không thân thiện với chúng ta lợi dụng những phát biểu chính thức từ những vị có danh tiếng". Anh Tú cũng 'có trước có sau' nên cùng không quên gán cho người thầy của mình là GS. Trần Đình Sử cái oan danh "kẻ cơ hội", rằng "Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp !".
                     Và tôi cũng cho rằng trong câu chuyện của Phó giáo sư-Tiến sĩ, Nhà văn, Thượng tá Nguyễn Thanh Tú, hình như cũng đang có sự "lợi dụng" nào đó đằng sau, rất tinh vi và rất nguy hiểm.
                   Xin được bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với anh Tú, một người mà tôi luôn ngưỡng mộ về cái "đạo đức tư cách sáng ngời và kiến thức uyên thâm thượng thừa".
                   Hỡi cộng đồng dư luận viên, hãy khẩn cấp và nhiệt tình lên tiếng, góp phần cụ thể, thiết thực để bảo vệ tiếng nói sáng ngời chính nghĩa của anh Tú.
                  Hỡi những ai đã và đang ném đá hội đồng anh Tú, hãy tỉnh ngộ học tập theo nghị Phước và mau mau có lời xin lỗi anh Tú bằng cả hai hình thức: Thông cáo báo chí và thư tay.
                  Tôi tin rằng anh Tú cũng sẽ mau chóng niệm tình tha thứ. 
Dư luận viên VÕ VĂN VẼ
Theo TSYG / quechoa)
--------------------------------/
+ Bài liên quan: 
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/229219/Default.aspx

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

NGUYỄN THANH TÚ kết tội công lý để phỉnh nịnh !?


Tiếng nói thành thực
hay tiếng nói của sổ hưu?
* ĐÀO TIẾN THI
Kính gửi anh Nguyễn Thanh Tú, PGS.TS, nhà văn
Vì cũng có chút biết anh nên xin phép xưng hô thân mật như trên. Chả là tôi và anh đã cùng dự lớp bồi dưỡng về lý luận, phê bình văn học hồi hè 2008 do Hội Nhà văn mở.
Thời gian khoảng hơn hai tháng và học gần như liên tục các ngày nên nó cũng không đến nỗi quá ít để chúng ta biết nhau. Hơn nữa trong thời gian học, lớp có tổ chức một số cuộc hội thảo và một số lần gọi là “đi thực tế”, cho nên tôi và anh đã từng nói chuyện với nhau, từng được (hoặc phải) nghe ý kiến của nhau trong các hội thảo.
             Dáng vẻ anh hiền lành, nho nhã. Anh kém tuổi tôi nên xưng hô, “anh – em” rất lễ độ. Anh giống một thầy giáo hơn là một người làm báo (tạp chí Văn nghệ quân đội). Cho nên ấn tượng về anh tuy không có gì đặc sắc nhưng tôi cũng có đôi chút thiện cảm.

Nhưng chính vì một chút thiện cảm trên mà một điều bất ngờ kinh khủng đã đến với tôi khi đọc bài của anh trên báo Quân đội nhân dân: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình.
                Điều sốc đầu tiên là giọng điệu của người viết (anh là dân lý luận, phê bình văn học nên thừa hiểu giọng điệu quan trọng như thế nào trong một tác phẩm). Anh viết: “Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp (ĐTT nhấn mạnh) đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng”. Tuy ngôn từ không chỉ đích danh “những kẻ cơ hội”, nhưng còn ai khác ngoài những người đã ký bản kiến nghị – gọi là “Kiến nghị 72” – gửi Quốc hội.
               Chưa kể đến nay hơn 4000 người ký, trong đó có hàng trăm người danh giá, chỉ tính riêng trong số 72 người “ký tươi” đợt 1 đã có hàng chục vị nhân sỹ, trí thức khả kính. Nếu chỉ tính riêng trong giới văn chương thôi, nhiều vị về tuổi tác là bậc cha chú, bậc anh chị của anh và tôi, về học vấn thì sự uyên thâm của họ là những bậc thầy, bậc đàn anh của anh và tôi. Đó là những người như nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Trần Đình Sử, GS. Nguyễn Huệ Chi, PGS. Phạm Vĩnh Cư, nhà văn – nhà giáo Phạm Toàn, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên,… Trong số này, GS. Trần Đình Sử còn là người thầy trực tiếp hướng dẫn tiến sỹ cho anh, người thầy mà anh có dùng hết cuộc đời còn lại để học, tôi nghĩ cũng không có được sự uyên bác như thầy. Những vị này "ơ hội" để làm gì? Để khóa tới làm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng à? Anh áp đặt các thầy như thế là tùy tiện kết tội công lý rồi đấy !
                  Điều sốc thứ hai với tôi, là vấn đề kỹ thuật trong bài viết của anh. Tôi không thể hiểu nổi một người có học hành, mang những chức danh đẹp như thế mà viết nó lại luộm thuộm như thế. Không có biện bác, không có chứng minh, gần như gặp đâu nói đó, không rõ mạch nào ra mạch nào.
                   Ví dụ như mục 1 – Đảng kế tục lịch sử và làm nên lịch sử – nhưng phần triển khai anh lại huyên thuyên về tội ác của thực dân Pháp và các truyền thuyết về lịch sử, chẳng dính dáng đến cái tiêu đề đã nêu, chẳng cho người đọc thấy Đảng “kế tục lịch sử” ở chỗ nào và “làm nên lịch sử” ở chỗ nào. Thực ra làm cái này rất dễ, vốn là những bài rất quen thuộc, học trò cấp 3 vẫn làm làu làu bấy lâu nay. Này nhé, Đảng kế tục lịch sử, vì Đảng tiếp nối ngọn cờ giải phóng dân tộc của các phong trào trước đó, như Cần vương của các văn thân, sỹ phu, như phong trào vận động dân tộc và dân chủ đầu thế kỷ XX của các cụ chí sỹ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…
                   Này nhé, Đảng làm nên lịch sử vì đã lãnh đạo nhân dân đánh đổ thực dân và phong kiến trong Cách mạng tháng Tám (1945), rồi lại liên tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống xâm lược Pháp (1946 – 1954), Mỹ (1955 – 1975), Trung Cộng (1979), v.v..
                  Nhưng thôi, tôi bỏ qua hầu hết các lỗi kỹ thuật đó để trao đổi những nội dung và những thông điệp chính mà anh gửi gắm qua bài viết. Vì tôi là một trong 72 người “ký tươi” đợt đầu bản Kiến nghị 72, cho nên từ đây xin được đối thoại với anh ở ngôi thứ nhất – chúng tôi, chứ không phải ngôi thứ ba như phần đầu, khi trao đổi về mặt đạo lý trong mối quan hệ giữa anh với một số vị tên tuổi trong số 72 người.
Về nội dung thứ nhất – Đảng kế tục lịch sử và làm nên lịch sử
                 Trong mục này, trước hết anh kể tội thực dân Pháp trong thời kỳ đô hộ Việt Nam. Những tội của thực dân (đầu độc bằng rượu cồn, bóc lột bằng sưu thuế,…) anh nêu na ná như trong Tuyên ngôn độc lập, học trò đã qua cấp 3 gần như thuộc lòng, cho nên thực ra là thừa và từ trước cũng như bây giờ, chả có ai phủ định những điều đó cả. Nhưng mục đích anh nêu thể hiện ở mấy câu cuối đoạn này:
               “Có thể nói trong lịch sử hàng nghìn năm chưa bao giờ đất nước vẻ vang “con Rồng cháu Tiên” lại rơi vào thảm cảnh khốn cùng như thế. Để cứu một dân tộc đang bị tàn lụi vì bị đầu độc, đang bị chết đói bởi sự dã man thú vật của kẻ thù, lại có một con đường “thỏa hiệp” với chính kẻ đang hút máu nhân dân mình ư? Và kẻ thù xâm lược ấy chỉ có một mục đích là hút máu nhân dân mình, thì thử hỏi “thỏa hiệp” với ai và bằng cách nào? Đúng là một lối nghĩ ảo tưởng, mơ hồ!”.
                À, thì ra anh nghĩ chúng tôi đang muốn đổi chế độ XHCN hiện nay để lấy chế độ thực dân cách đây từ 70 – 150 năm trước.
Không biết “duyên do” nào mà anh lại có suy nghĩ như thế. Vì ít ra một em học sinh hết cấp 3 cũng đã có ít nhiều khả năng phân biệt 3 điều sau:
- Chủ nghĩa thực dân Pháp khác với văn hoá, văn minh Pháp.
- Chính sách thực dân của nhà nước Pháp thi hành ở các nước thuộc địa khác với chính thể Cộng hoà Pháp (ở chính quốc) với tôn chỉ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” mà nhân dân Pháp liên tục hoàn thiện nó suốt từ Cách mạng 1789 đến nay.
- Nước Pháp thời trước, cách đây 30, 50, 70, 100, 150,… năm khác với nước Pháp bây giờ.
                  Đối với nước Mỹ, Nhật hay thế giới phương Tây nói chung tình hình cũng tương tự như vậy. Cho nên nền dân chủ của Pháp, Mỹ, Đức, Anh,… đến nay vẫn là những nền dân chủ mà nhân loại phải ngưỡng mộ.
                  Cũng chính vì nhận thức như thế nên ngay từ đầu thế kỷ XX, các chí sỹ cách mạng lỗi lạc như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, với hoài bão giải phóng dân tộc mãnh liệt, lại chính là người vận động “Tân học”, tức là học theo phương Tây, cụ thể là học theo nước Pháp, người Pháp một cách tích cực nhất. Và chính bản thân hai cụ Phan – một mặt là nạn nhân đàn áp của chủ nghĩa thực dân Pháp, mặt khác, chính những người Pháp dân chủ, tiến bộ lại ra sức ủng hộ và cứu các cụ. Cụ Phan Châu Trinh bị triều đình Huế kết tội chung thân đày đi Côn Đảo, thế nhưng chỉ ba năm sau do sự bênh vực của Hội Nhân quyền Pháp mà cụ được ra tù và người Pháp đón hẳn cụ sang Pháp ở (có chế độ trợ cấp của chính phủ Pháp). Cụ Phan Bội Châu, người dính líu vào hàng chục cuộc bạo động chống Pháp, ấy thế mà cuối cùng họ lại tha bổng. (Còn các hoạt động “tuyên truyền chống nhà nước Pháp”, thì chính quyền Pháp không coi là tội[1]).
                Chính cụ Phan cũng thừa nhận nếu giao cụ cho toà án Nam triều (triều đình Huế) thì cụ đã không thoát khỏi án tử hình và do đó cụ hết lời cảm ơn chính phủ Pháp. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi đi tìm đường cứu nước cũng đến Pháp, nhờ sự giúp đỡ của người Pháp.
                Phần tiếp theo trong mục 1, anh nói về Đảng biết nhân nhượng: “Những người cộng sản lãnh đạo dân tộc ta làm nên kỳ tích lịch sử năm 1945 không hề thỏa hiệp với kẻ thù nhưng rất biết nhân nhượng với kẻ thù vì mục đích hòa bình. Hãy đọc lại Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh…”.               Sau đó anh dẫn ra các anh hùng của Việt Namtheo dã sử được nhân dân thờ phụng. Như trên đã nói, đó là một sự lạc đề trong lập luận. Nhưng nếu cố khớp 2 ý trên với đoạn kết thì sẽ đọc được ý anh muốn nói gì. Anh viết: “Có thể nói phẩm chất anh hùng quyết không bao giờ chịu nô lệ cho kẻ ngoại bang có ở trong máu của mỗi người Việt, nhất là mỗi khi có kẻ thù xâm lăng thì phẩm chất ấy càng trỗi dậy mạnh mẽ”.
                À, thì ra tuy đang bàn về hiến pháp nhưng anh “tạt ngang” để thanh minh cho một bộ phận cầm quyền hiện nay đang nhân nhượng chủ quyền quốc gia cho Trung Cộng. Nhưng lý lẽ thanh minh của anh không có sức thuyết phục, bởi vì không thể lấy cái anh hùng của người xưa để bào chữa cho cái hèn hôm nay. Và sự nhân nhượng của Cụ Hồ hồi ấy cũng khác hẳn hôm nay. Cụ Hồ nhân nhượng nhưng không bắt nước ta phụ thuộc vào Pháp. Nhân nhượng nhưng không để mất biển, mất đảo.
                 Nhân nhượng Pháp nhưng không đàn áp người yêu nước chống Pháp… Vả lại, cái anh hùng hồi 1945 – 1946 cũng đã thuộc về thế hệ trước. Ngay cả những người anh hùng trong chống Mỹ, chống Tàu Cộng hôm nay còn sống khoẻ mạnh, nhiều người cũng đã trở nên hèn rồi. Vì trong khi chúng tôi đề cao quá khứ dân tộc thì họ tìm cách dập tắt đi. Bia ghi công của Quang Trung đại phá quân Thanh (do chính Cụ Hồ viết) ở Nghệ An bị người ta thay. May nhờ sự đấu tranh quyết liệt của những người anh cho là “cơ hội” (trong đó phải kể đến công anh Phạm Xuân Nguyên) nên gần đây người ta mới khôi phục lại văn bia do Cụ Hồ viết. Và mới đây nhất (17-2-2013), họ dứt khoát không cho chúng tôi tưởng niệm liệt sỹ chống Trung Cộng hồi 1979, chẳng lẽ anh không biết sao?
Về nội dung thứ hai – Bài học “Quốc trị, thiên hạ mới bình”
                 Câu“Quốc trị, thiên hạ mới bình” anh dẫn của Cụ Hồ, mà Cụ Hồ lại dẫn của Khổng Tử, với lời giải thích của anh – “Mỗi quốc gia hãy thật yên ổn đã, thì tự nhiên thế giới sẽ hòa bình”, tôi chưa có điều kiện kiểm tra lại có đúng không, nhưng nếu đúng thì anh phải đem “dạy” cho nhà cầm quyền Trung Cộng chứ? Bởi cứ khi nội tình họ không yên là họ tìm cách bành trướng ra bên ngoài mạnh hơn. Và cũng có khi họ giải quyết được vấn đề. Ví dụ cuộc “Dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979 đã giúp Đặng Tiểu Bình lấy lại được tinh thần Trung Quốc sau cơn đại khủng hoảng do Cách mạng văn hoá đem lại.
                Đoạn tiếp sau anh viết: “Bản chất xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động là không bao giờ thay đổi. Muốn vậy chúng sẽ tìm mọi cách gây mất ổn định chính trị để từ đó tạo cớ can thiệp hoặc làm suy yếu để dễ bề xâm lấn, tiến đến thôn tính. Do vậy đối với tình hình cách mạng nước ta hiện nay mục tiêu cơ bản, bao trùm là giữ vững ổn định chính trị để phát triển đất nước”.
               Điều đó thì đúng quá rồi. Có điều phải xác định đâu là đế quốc và không phải đế quốc nào cũng là kẻ thù. Trong lịch sử, Đảng CSVN đã từng xác định rất đúng kẻ thù. Ví dụ giai đoạn 1941 – 1945, nước ta bị cả Pháp và Nhật đô hộ, Đảng kêu gọi người Pháp đứng về phía Việt minh để chống Nhật. Hồi chống Mỹ, Đảng tranh thủ sự ủng hộ của người Pháp để chống Mỹ. Hồi 1978 – 1988, Đảng xác định kẻ thù nguy hiểm trực tiếp là Trung Cộng. Còn hiện nay, kẻ thù nguy hiểm trực tiếp (và có lẽ là duy nhất), vẫn là đế quốc Trung Cộng. Thế nhưng Đảng lại coi là bạn, thậm chí bạn thân nhất, thế là xác định sai. Nhà cầm quyền Trung Cộng được cái thế “ông anh”, cứ lấy dần chủ quyền và lãnh thổ của ta. Cho nên điều trên lẽ ra anh phải đem “dạy” cho Đảng CSVN chứ không phải chúng tôi.
                 Anh viết tiếp: “Chỉ có Đảng ta chứ không thể có bất kỳ một lực lượng chính trị nào khác gánh vác thay, làm thay sứ mệnh cực kỳ hệ trọng này. Và cũng không thể có bất kỳ một lực lượng chính trị nào khác có đủ uy tín, đủ năng lực, đủ vai trò để làm công việc lớn lao đó”.
              Anh nêu điều này như một tiên đề, mà lẽ ra anh phải chứng minh mới đúng. Nhưng chắc đây không phải “sơ xuất kỹ thuật” mà vì anh không thể nào chứng minh nổi. Vì đến đứa trẻ con cũng biết, nước Mỹ, nước Anh, nước Pháp, nước Đức, nước Nhật,… không có Đảng mà vẫn là cường quốc; ngay nước Thái, nước Singapore,… chưa lâu trước đây lạc hậu hơn ta nay lại gấp ta hàng chục lần. Còn nước ta, Bắc Triều, Cu Ba, Lào có Đảng mà sao vẫn là “nhược tiểu”. Trung Quốc mạnh nhưng nhân dân cũng khổ.
Về nội dung thứ 3 – Đảng lãnh đạo thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
                Mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì đẹp quá rồi, có ai phản đối gì đâu. Vấn đề là làm thế nào để đạt mục tiêu đó. Và chính điều này liên quan đến hiến pháp. Hiến pháp hiện giờ cản trở mục tiêu trên và một trong những điều cản trở lớn nhất là điều 4. Điều 4 làm cho đất nước không có dân chủ và chính nó làm tha hoá Đảng CSVN. Vấn đề này nhiều người đã phân tích nên tôi không nói lại hoặc là sẽ nói vào một dịp khác. Nhưng tôi phải phân tích cách hiểu sai của anh khi anh viết:
                  “Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng. Phải thấy một chân lý giản đơn rằng, con người ta ai cũng có sai lầm, có làm việc là có sai lầm, có cái sai mới dẫn đến có cái đúng (!?). Với quan niệm rộng lượng mà triết lý, cụ thể mà phổ quát, người Việt ta có câu “ngọc còn có vết” là vì thế”.
                  Trước hết, anh Tú đã hiểu sai 2 điều sau đây:
1. Bỏ điều 4, anh nghĩ là chúng tôi “đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng”. Chúng tôi đâu có bảo Đảng không được lãnh đạo mà chỉ muốn sự lãnh đạo của Đảng CSVN (hay bất cứ đảng nào) phải chính danh.
Cho nên Kiến nghị 72 ghi rất rõ, anh Tú nếu chưa đọc xin đọc lại đoạn này:
“Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền”.
                  Nghĩa là đảng nào được nhân dân lựa chọn thì chính danh, thì trở thành đảng cầm quyền, chứ không thể mặc định một cách bất bất biến, đó là nguyên tắc của một nhà nước dân chủ.Một đảng hôm qua tiến bộ, hôm nay có thể lạc hậu, nhưng ngày mai có thể lại tiến bộ. Tuỳ mỗi lúc như thế nào mà nhân dân lựa chọn hay không lựa chọn.
2. Tính chính danh sẽ làm cho Đảng CSVN mạnh lên, giúp Đảng luôn luôn đào thải những phần tử thoái hoá. Cho nên Kiến nghị 72 viết tiếp:
“Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy. Hiến pháp của Liên Xô năm 1977 quy định ở Điều 6 vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội đã không tránh được sự sụp đổ của chế độ Xô-viết khi không còn lòng tin của dân.
               Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.
               Ý kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận”.
                Tôi là một đảng viên, cũng như hầu hết các vị nhân sỹ trí thức ký Kiến nghị 72 (đợt 1) là đảng viên, lẽ nào không mong đảng mình giành được quyền lãnh đạo? Nhưng muốn thế phải giành được quần chúng bằng sự chính danh, bằng sự tín nhiệm chứ không thể ép buộc.
                 Sau nữa, anh phải đem đạo lý ra để bảo vệ sai lầm của Đảng thì quả là bi hài và cũng không đúng đạo lý! Nếu đã chấp nhận Đảng cầm quyền một cách mặc định bất biến như anh thì phải chấp nhận mọi sai lầm của Đảng thôi, kể cả Đảng có đưa dân tộc này đến chỗ diệt vong. Nếu nhân dân đã giao phó sinh mệnh của mình cho Đảng một cách vĩnh viễn thì “lượng cả bao dong” của nhân dân cũng là vô nghĩa!
                 Anh Tú lấy công lao của Đảng trong quá khứ để Đảng cầm quyền vĩnh viễn lại càng hớ. Anh viết: “Việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình. Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh; chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta…”
                 Anh Tú ạ, thứ nhất, không ai quên Đảng CSVN đã từng “hy sinh xương máu” nhưng cũng phải thấy đấy là xương máu của cả dân tộc mà Đảng chỉ là một bộ phận. Hàng vạn quần chúng vô danh đã chết, đã bị tù đày trong các cao trào do Đảng phát động hay trong chiến tranh vệ quốc, suốt từ Xô viết Nghệ Tĩnh, qua khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương, qua kháng Nhật, kháng Pháp, kháng Mỹ, kháng Pôn-pốt, kháng Tàu Cộng, số quần chúng vô danh này chắc chắn nhiều hơn đảng viên của Đảng hàng ngàn lần. Không có nhân dân thì Đảng không làm nên cái gì cả. Mà trớ trêu là nhân dân hy sinh như thế mà đến nay lại không có tự do, hạnh phúc.
                  Nhiều người đã ủng hộ Đảng, ủng hộ kháng chiến hết lòng nhưng nay lại là nạn nhân của chính những quan chức mà họ đã tận tình chở che, đùm bọc. Và xương máu nhân dân đổ ra trước khi có Đảng cũng gián tiếp góp phần cho Đảng về sau. Từ các cuộc giữ bán đảo Sơn Trà (1858), giữ thành Gia Định (1859 – 1862), giữ thành Hà Nội (1873, 1882), cuộc phản công ở kinh thành Huế (1885), rồi cả một phong trào Cần vương rộng lớn với hàng chục cuộc khởi nghĩa (1885 – 1900), rồi các cuộc vận động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học,… Những phong trào ấy đã nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, nuôi dưỡng dòng máu quật cường của dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện để Đảng CSVN, người lãnh đạo cuộc chạy tiếp sức cuối cùng, giành thắng lợi. Không có các phong trào trước đó để dân tộc trưởng thành thì cũng không có sự thành công về sau. Giai đoạn 1900 – 1945, cái giai đoạn mà anh Tú cho là đất nước trong cảnh tối tăm mù mịt ấy, thực ra đó chỉ là một mặt của đời sống, một mặt khác, nhờ cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ các nhà cách mạng và trí thức, dân tộc ta đã trưởng thành vượt bậc, từ ý thức dân tộc, ý thức cá nhân đến văn hoá, văn học, nghệ thuật. Là người nghiên cứu văn học Việt Nam, chắc anh Tú thừa hiểu điều đó.
                 Thứ hai, theo cách lý luận của anh thì hàng loạt dòng tộc ở nước ta đều có quyền đòi hỏi cái quyền lãnh đạo đất nước, bởi vì cha ông họ cũng đã từng “hy sinh xương máu”, cũng đã từng đưa “đất nước phát triển, lớn mạnh”.
Có lẽ chỉ có thời các vua Hùng, thời An Dương Vương, Hai Bà Trưng do sự ghi chép còn mù mịt, nên nay ta không biết con cháu các cụ ấy là ai, chứ từ Lý Bí là chúng ta có thể tìm được hậu duệ của những vị tiền nhân có công lập quốc. Các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn đều có thể tìm được “người thừa kế” ngai vàng hôm nay dễ dàng. Và nếu như thế lịch sử không thể nào kết tội được những Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,… vì họ đều là con cháu của các triều đại có công.
Thay lời kết
              Nếu anh Nguyễn Thanh Tú viết bài mắng mỏ, dạy dỗ chúng tôi theo lý thuyết cái “sổ hưu” của PGS.TS. Đại tá Trần Đăng Thanh, thì chúng tôi bó tay. Còn nếu quả thật anh Tú nhận thức đúng như những điều anh viết thì có lẽ chỉ vì anh không chịu tìm hiểu, không chịu suy nghĩ, thì có thể trao đổi tiếp được. Thời đại thông tin tạo cơ hội cho mọi người nhìn rộng ra năm châu bốn biển, cho nên mỗi người đều có thể tự tìm ra chân lý. Cho nên ngay cả nhiều vị lãnh đạo cao cấp hoàn toàn ở trong “lề Đảng” mà cũng có cái nhìn rất tiến bộ, rất thực tế.
Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội đã từng đề nghị nhân dân phải có quyền phúc quyết hiến pháp, cũng có nghĩa quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Cũng có nghĩa không thể áp đặt Điều 4. Và mới đây, TS. Nguyễn Sỹ Dũng, đương kim Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã nêu rõ “hiến pháp là một bản khế ước xã hội” và “Một bản Hiến pháp chỉ thực sự hiệu năng khi nó trở thành một thứ “kinh thánh” thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Muốn được như vậy thì nó không thể bị áp đặt”. Còn TS. Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, như anh biết, là một thành viên quan trọng của nhóm Kiến nghị 72, Trưởng đoàn của Đoàn đại biểu nhân sỹ trí thức, đến trao tận tay Kiến nghị 72 cho Quốc hội.
               Cho nên tôi hy vọng anh sẽ tìm hiểu các nguồn thông tin, tìm hiểu thực tế, để chúng ta có thể biện bác bằng lý lẽ, chứ không phải cậy thế “lề Đảng”, chỉ cần vung đao với ai khác mình bằng lời kết tội “bọn cơ hội”, “bọn phản động”.
Thân chào anh.
Đ.T.T
Tác giả gửi QC
(Theo quechoa-NQL)
                 ----------

+ Bài liên quan: 
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/229219/Default.aspx