Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

LỰA CHỌN CHO TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA Ở MIANMAR


* BÙI VĂN BỒNG
Mianmar nằm ở Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Thái Lan, biển Adaman, vịnh Bengan, Bănglađét, Ấn Độ (biên giới với Trung Quốc là 2.185 km). Mianmar có diện tích tự nhiên 676. 577 km2, dân số trên 55,4 triệu người.
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmarđóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại. Hệ thống chính trị của nước này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của Hội đồng Hòa bình và Phát triển  Liên bang,  chính phủ quân sự do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo từ năm 1992. Từng là một nước thuộc địa bên trong  Đế quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanmar tiếp tục đấu tranh cải thiện những căng thẳng sắc tộc, và vượt qua những cuộc đảo chính.
Ngày 22 tháng 10 năm 2010, Myanmartuyên bố đổi quốc hiệu thành Cộng hòa Liên bang Myanmar, thay đổi quốc kỳ và quốc ca. Sự kiện này diễn ra chỉ trước 17 ngày diễn ra cuộc bầu cử sau 20 năm kể từ lần bầu cử gần nhất trước đây vào năm 1990.
Sau khi giành được độc lập từ Đế quốc Anh, Myanmar đã sử dụng các quốc hiệu sau: Liên bang Myanmar: 1948-1974; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar: 1974-1988; Liên bang Myanmar: 1988-2010 (từ năm 1989 thì quốc hiệu tiếng Anh dùng Myanmarthay cho Burma).
Chính sách đối ngoại của Myanmar là quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Myanmarlà thành viên của Tổ chức ASEAN, Phong trào không liên kết và Liên hiệp quóc.
Trước năm 2011, những biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu chống lại chính phủ quân sự, cộng với sự tẩy chay và những sức ép trực tiếp khác từ người dân ở các nước phương Tây ủng hộ phong trào dân chủ Myanmar, khiến đa số các công ty Hoa Kỳ và châu Âu phải rời khỏi nước này. Tuy nhiên, nhiều công ty khác vẫn còn ở lại nhờ các kẽ hở của biện pháp cấm vận. Nói chung các tập đoàn ở châu Á vẫn muốn đầu tư vào Myanmar và tiến hành thực hiện các dự án đầu tư mới, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác tái nguyên thiên nhiên.
Nhiều năm trước đây, tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Mỹ và các nước phương Tây, nhưng quan hệ của Myanmar với các tổ chức phi chính phủ hoặc có tính nhân dân của các nước phương Tây, kể cả Mỹ, Anh vẫn được duy trì. Các nước này vẫn tiếp tục giúp đỡ Myanmar các dự án xây dựng trường học, giúp đào tạo y tế, dân sinh...
Hiện nay, Mỹ và EU đã điều chỉnh chính sách với Myanmar theo hướng mềm mỏng hơn, triển khai cả hai biện pháp là trừng phạt và tiếp cận nhằm đạt được cùng mục tiêu; Mỹ sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận và cải thiện quan hệ nếu Myanmar đáp ứng yêu cầu của Mỹ, có những tiến bộ thực chất.
Myanma là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Sau khi một chính phủ nghị viện được thành lập năm 1948,  Thủ tướng  U Nu đã nỗ lực biến Miến Điện trở thành một quốc gia thịnh vượng. Chính quyền của ông đã thông qua Kế hoạch kinh tế hai năm nhưng tiếc thay đây là một kế hoạch sai lầm. Ở thời thuộc địa Anh, Mianma là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí thông qua Công ty Dầu khí Mianma. Nước này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao. Nước này từng được tin tưởng sẽ có tương lai phát triển nhanh chóng.

Vụ đảo chính năm 1962 tiếp sau là một kế hoạch phát triển kinh tế được Trung Quốc gọi là “Con đường Miến Điện tiến tới Chủ nghĩa xã hội”, một kế hoạch nhằm quốc hữu hóa mọi ngành công nghiệp, ngoại trừ nông nghiệp. Năm 1989, chính phủ Myanma bắt đầu bãi bỏ kiểm soát tập trung hóa nền kinh tế và tự do hóa một số lĩnh vực kinh tế. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác.
Nhất là từ năm 1974, nghe theo sự chỉ giáo của Trung Quốc, Mianma đổi quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar. Nhưng, thực tế cho thấy mô hình này không phù hợp với xã hôi, địa-chính trị của Myanma. Sau 14 năm theo hướng XHCN kiểu quan thầy Trung Quốc “xía vào”, Mianma bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất vào năm 1987.  Sau năm 1988, Chính phủ Mianma đã quyết định đặt quốc hiệu trở lại với tên truyền thống: Liên bang cộng hòa Mianma. Nếu như Mianmar chưa biết chủ động nỗ lực tự chủ, tự quyết để thoát ra khỏi tư tưởng tuân thủ Bắc Kinh một cách xuôi chiều, chấp nhận chi phối của nước lớn láng giềng thì nước này sẽ tiếp tục rơi vào thảm cảnh suy thoái, rối loạn trầm trọng.
Tâm lý chống Trung Quốc không chỉ nảy sinh trước hết từ việc xây các con đập chắn nước lớn mà Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Myanmar. Dân chúng tỏ thái độ phản kháng trước việc các tuyến đường ống dẫn dầu lửa và khí đốt đang xây dựng rất nhanh, cộng với tuyến đường sắt chạy xuyên Myanmar từ Bắc xuống Nam tạo thành một vết cắt thực sự xẻ đôi vùng rừng rậm nối Vân Nam với vịnh Bengan. Nhiều người Myanmar, coi tuyến đường sắt đó là một vết thương hở và rỉ máu trên lãnh thổ mình.
Trong một bài bình luận về tiến trình cải cách dân chủ ở Mianmar, nhà báo Nguyễn Nguyên đã viết: Theo nhà phân tích Aung Zaw, Tổng biên tập báo “Irrawaddy” có trụ sở tại Chiang Mai (Thái Lan), vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Hillary có chuyến thăm lịch sử tới Mianma, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ sự cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Mianma. Tuy nhiên, ẩn sau biểu hiện bề nổi này là thái độ lo ngại ngày càng tăng của Bắc Kinh khi Mianma vươn tới Mỹ. Sự “lên tiếng” đó chỉ là một động thái ngoại giao bề nổi mà không ai còn lạ gì với miệng lưỡi đưa đẩy xảo trá của Bắc Kinh. Lãnh đạo Bắc Kinh khẳng định tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Myanmar về con đường phát triển dựa trên các điều kiện quốc gia đặc thù, cũng như tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Myanmar, ủng hộ các nỗ lực thực hiện hòa giải dân tộc bằng các biện pháp hòa bình. Nhưng người ta không thể không biết các lực lượng nổi dậy của các sắc tộc Myanmar dọc vùng biên giới Vân Nam gần như gốc Trung Quốc toàn tòng, đang tự mình kiểm soát nhiều phần đất với các đội quân hàng vạn tay súng, chuyên sống bằng buôn lậu và lúc nào cũng có thể tạo ra sóng gió cho Myanmar.

Trung Quốc vẫn có khả năng tác động vào sự ổn định theo hướng tiến trình dân chủ, tự do ở Mianmar. Tiến trình dân chủ hóa và cải cách được thúc đẩy không đợi các tiền đề, chắc chắn trước hết vì giới lãnh đạo Myanmar quyết tâm tái cân bằng mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, vì cho rằng nước này đã thâm nhập quá sâu vào Myanmar. 20 tỷ USD đầu tư nước ngoài được rót vào nước này trong hai chục năm qua, chủ yếu vào các lĩnh vực khai thác mỏ, khí đốt và dầu mỏ, phần lớn là từ nguồn tiền đầu tư của Trung Quốc.
Về tâm lý đối ngoại trong bố cảnh hiện nay, người phát ngôn Hạ viện Mianma Shwe Mann cũng nói rằng việc Mianma cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ không làm giảm tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị Mianma-Trung Quốc vì “chúng ta sẽ tiếp tục đường hướng đối ngoại cùng tồn tại hòa bình với mọi quốc gia trên thế giới”. Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng “trong bối cảnh làn gió bất lợi đối với Trung Quốc đang thổi vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những lời đảm bảo đó của Nâypiđô dường như không đủ làm yên lòng người khổng lồ phương Bắc”. Trong những năm gần đây, có lẽ do Bắc Kinh đã thái quá trong các nỗ lực áp dặt nền chính trị, thống trị nền kinh tế cũng như lộ rõ những kế hoạch chiếm đoạt các nguồn tài nguyên của Mianma, đồng thời do Bắc Kinh ngộ nhận sự trung thành của các tướng lĩnh Mianma đối với họ, nên họ đã vô tình tạo cho Mỹ và các nước phương Tây cơ hội để đảo ngược tình thế ở Mianma.
Trong các diễn biến mới nhất, ông Thein Sein đều tìm cách phát đi các tín hiệu lẫn lộn tới Trung Quốc một cách có chủ đích. Đầu tiên, ông “thả quả bom tấn” khi đột ngột thông báo ngừng dự án thủy điện Myitsone, sau đó cử tân Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang - Tướng Min Aung Hlaing - tới thăm Việt Nam để ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng, trước khi tới thăm Bắc Kinh. Các động thái này diễn ra vào thời điểm Chính quyền Mỹ triển khai kế hoạch tăng cường hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tỏ rõ ý đồ biến Mianma thành một trong các trọng tâm của kế hoạch, khiến Bắc Kinh có lý do thích đáng để lo ngại về nguy cơ ảnh hưởng của họ tại Mianma có thể suy tàn.
Thế nhưng, các tướng lĩnh Mianma cũng tỏ ra là những người giỏi về nghệ thuật sử dụng các siêu cường đối chọi và cân bằng nhau. Ngay trước khi bà Clinton đặt chân tới Nâypiđô, Mianma đã gửi tới Mỹ một “thông điệp về cân bằng quan hệ” khi cử Tướng Min Aung Hlaing tới Trung Quốc gặp Phó Chủ tịch Tập Cận Bình - người được cho là sẽ trở thành Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2012. Phát biểu trong buổi tiếp bà Clinton tại Nâypiđô, ông Thein Sein cũng nêu rõ: “Mianma sẽ duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc song song với các nỗ lực tăng cường quan hệ hữu nghị với tất cả các nước khác và đây là một phần trong chính sách đối ngoại độc lập và chủ động của Mianma, dựa trên nền tảng 5 nguyên tắc quốc tế về cùng tồn tại hòa bình”. Dù nói vậy, nhưng đã có quá nhiều thực tế và cả trả giá chỉ ra rằng: Nếu như Mianmar không dứt khoát về lập trường sẽ đi theo hướng nào thỉ chắc chắn tình hình Mianmar sẽ khó sớm đi vào thế ổn định và kìm hãm sự phát triển. Hiện các nhà lãnh đạo Mianma đều hiểu rằng Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế sâu rộng với Mianma và các cường quốc khác sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể theo kịp. Việc xa lánh một nước láng giềng khổng lồ quá gần gũi về địa lý sẽ là một bất lợi về địa chính trị cho Mianma. Thực tế đã ghi nhận rằng, nếu còn lấp lững và chịu sự chi phối bơt những bài bản của Trung Quốc thì Mianmar cái cách dân chủ chỉ là nửa vời.
Bên cạnh đó, giới lãnh đạo Mianma cũng lo ngại rằng việc gây tức giận cho Bắc Kinh có thể khiến họ phải trả giá bằng việc quốc gia láng giềng này nối lại sự ủng hộ đối với các nhóm vũ trang thiểu số để gây bất ổn và làm suy yếu Mianma. Tuy nhiên, nhà phân tích Aung Zaw cho rằng xét về lâu dài, khi Mianma cải thiện dân chủ và nhân quyền, Nâypiđô sẽ không còn phải dựa vào Trung Quốc làm lá chắn ở Liên hợp quốc và khi đầu tư quốc tế vào Mianma nhiều hơn, Nâypiđô sẽ có trong tay nhiều quyền mặc cả hơn trong việc giải quyết các vấn đề song phương với Trung Quốc. Nếu Mianma tiếp tục đẩy mạnh lộ trình cải cách dân chủ và Mỹ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng sâu rộng tại Mianma, Trung Quốc sẽ đến lúc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại để thích ứng với tình hình mới, trong đó Trung Quốc suy yếu cả về ảnh hưởng lẫn quyền mặc cả tại Mianma. Người Mianma sẽ tiến tới cân nhắc nhiều hơn về các giá trị mà từng siêu cường mang đến cho họ trong cải cách chính trị và sự phát triển hướng tới một xã hội thịnh vượng, tự do và dân chủ. Lúc đó, Mianma sẽ phải xác định mối quan hệ nào, với Mỹ hay Trung Quốc, có lợi nhất cho mình và kết cục của những cân nhắc này tất yếu sẽ là chiến thắng của người Mỹ và sự thất bại của Trung Quốc tại Mianma.

Dân chúng Mianmar đấu tranh vì
quyền Dân chủ và mMnh bạch xã hội
Tổng thống Thein Sein - gương mặt “thiện” mà giới quân nhân lựa chọn - đang nỗ lực đưa chương trình cải cách của ông đi đúng quỹ đạo bằng một cuộc cải tổ nội các đầu tiên kể từ sau khi kỷ nguyên quân đội cầm quyền chấm dứt, sau nhiều dấu hiệu căng thẳng giữa phe chủ trương cải cách của chính phủ dân sự và phe bảo thủ chống lại việc thay đổi quá nhanh. Trong cuộc cải tổ ngày 27/8/2012, đã có sự thay đổi 6 thành viên nội các, nhiều nhân vật theo xu hướng cách tân được cử vào những vị trí then chốt, đặc biệt liên quan hai lĩnh vực kinh tế và giải quyết các xung đột sắc tộc. Hai nhân vật bảo thủ từ chức. Chưa kể trước đó, một phó tổng thống đã từ chức. Một số người thuộc xã hội dân sự được đưa vào chính phủ, trong đó bao gồm một người được bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế để đảm nhiệm một vai trò rất quan trọng.
Ngoài ra, chính phủ nước này đã quyết định xóa tên 2.082 trong tổng số 6.165 người khỏi “danh sách đen”, gồm các nhân vật thuộc các công ty và cộng đồng truyền thông, vốn bị chính phủ cấm hoạt động trước đây. Trong số này còn có những người Myanmar đang sinh sống ở nước ngoài nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để họ về nước tiếp sức cho cải cách.

Việc Myanmar trả tự do cho các tù nhân chính trị và đưa nhân vật đối lập Suu Kyi tham chính là động thái thuyết phục Liên minh châu Âu (EU) ngừng áp đặt nhiều lệnh cấm vận chống Myanmar kể từ hồi tháng 4. Ngày 11/7, Mỹ tuyên bố nới lỏng các lệnh trừng phạt Myanmar, qua đó cho phép các công ty của Mỹ đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính cho quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, Tổng thống Thein Sein kêu gọi các nước bãi bỏ những hạn chế tài chính đối với Myanmarđể tạo ra cú huých cho nền kinh tế điêu tàn của nước này. Tổng thống Mỹ Obama nói rằng tiến trình cải cách chưa kết thúc của Myanmarđang khiến Mỹ “quan ngại sâu sắc về tình trạng thiếu minh bạch trong môi trường đầu tư và vai trò của quân đội đối với nền kinh tế ở Myanmar”. Chính quyền Mỹ vẫn duy trì một số luật trừng phạt làm đòn bẩy duy trì ảnh hưởng và gây áp lực đối với quốc gia này. Tổng thống Mỹ cũng đã ký sắc lệnh cho phép mở rộng trừng phạt nhằm vào “những đối tượng phá hoại tiến trình cải cách của Myanmar, can dự vào các vụ vi phạm nhân quyền, dính dáng tới xung đột sắc tộc hoặc tham gia giao dịch quân sự với Bắc Triều Tiên”. Sắc lệnh này nhấn mạnh rằng “các cá nhân còn tiếp tục có các hành vi ngược đãi, tham nhũng hoặc gây mất ổn định sẽ không được hưởng thành quả của quá trình cải cách”. Những nhân vật đối lập cao cấp của Mỹ, trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain, cho rằng Washington đã đi quá xa và quá nhanh trong việc nhượng bộ với chính phủ Myanmar vẫn đang bị quân đội kiểm soát.
Tuy nhiên, vấn đề trung tâm của tất cả những cuộc cải cách là sự minh bạch hóa. Lý thuyết là càng có nhiều thông tin thì càng có động lực để tuân theo các chuẩn mực và hành động có trách nhiệm.
Kể từ khi lên làm Tổng thống Myanmar vào ngày 30/3/2011, ông Thein Sein đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách khá mạnh dạn: trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị, tổ chức bầu cử Quốc hội bổ sung cho phép lãnh tụ đối lập Suu Kyi tham gia, nới lỏng sự kiểm soát của công an, bãi bỏ luật kiểm duyệt báo chí, các công dân có quyền đình công và biểu tình… Tuy nhiên, nền dân chủ áp đặt và bao cấp của Myanmar vẫn còn là lực cản bước tiến con đường mới còn nhỏ hẹp, gồ ghề, khúc khuỷu.
Ngày 19/6/2012, Tổng thống Thein Sein đã đưa ra một chương trình cải cách mới, đặt kinh tế vào trọng tâm. Giới quan sát gọi nó là “làn sóng cải cách lần thứ hai”, với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 7,7% trong 5 năm tới bằng cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ sẽ tư nhân hóa một số lĩnh vực kinh tế hiện nay do nhà nước kiểm soát 100%.
           Báo chí được tự do hơn, nhưng vẫn bị giám sát. Theo Maung Maung Myint, Chủ tịch Hiệp hội Truyền thông Myanmar: "Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm duyệt bằng cách sử dụng hệ thống tư pháp”. Bằng chứng là tuần báo The Voice đang bị truy tố vì đã đưa một báo cáo kiểm toán cho thấy nạn tham nhũng trong một bộ, và tổng biên tập tờ báo này có nguy cơ lĩnh 2 năm tù. Ông Myint kể ra những chủ đề cấm kỵ đối với báo chí Myanmar: “Xung đột giữa quân đội và các nhóm thiểu số nổi dậy, vấn đề trẻ em đi lính, tình trạng sức khỏe các thành viên chính phủ, và tất cả các thông tin liên quan đến nhà cựu độc tài Than Shwe, cũng như ngân sách quốc phòng”.
Một nhà hoạt động cho biết vào đầu tháng 7-2012, ít nhất 20 lãnh đạo sinh viên đã bị bắt giam tại Myanmar ngay trước khi diễn ra một cuộc tuần hành tưởng niệm vụ đàn áp năm 1962 nhằm vào một phong trào sinh viên. Toe Kyaw Hlaing, một cựu tù chính trị nhìn nhận: “Đây mới là khởi đầu của chuyển đổi chính trị, chúng tôi hiểu rằng còn rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên những gì nhà nước tiến hành là không minh bạch, điều đó đã kìm hãm tiến trình dân chủ hoa sở Mianmar”. Thực tế ở Mianmar khiến dư luận đi đến đánh giá chung: Chừng nào Trung Quốc còn can thiệp được vào công việc nội bộ của Mianmar thì tiến trình dân chủ  hóa theo hướng tích cực để nước này theo kịp thời đại còn bị chựng lại.
BVB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét