BVB - Đồng Đăng là thị trấn giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm trên quốc lộ 1A. Thị trấn này thuộc huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Từ Đồng Đăng còn có quốc lộ 1B đi thành phố Thái Nguyên, quốc lộ 4A đi Cao Bằng. Tuyến đường sắt Liên vận Quốc tế từ Việt Nam đi qua ga Đồng Đăng để sang Trung Quốc và từ đó đi các nước khác Đây là nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt của Bộ đội địa phương và nhân dân tỉnh Lạng Sơn chống quân xâm lược Trung Quốc trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
Tại Đồng Đăng có một hệ thống lô cốt vững chắc được gọi là Pháo đài Đồng Đăng do Pháp xây dựng trước năm 1945. Mục đích là để không chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.
Tại Đồng Đăng có một hệ thống lô cốt vững chắc được gọi là Pháo đài Đồng Đăng do Pháp xây dựng trước năm 1945. Mục đích là để không chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.
Trước khi quân Trung Quốc tấn công, khu vực này được giao cho một đơn vị Công an vũ trang của Công an tỉnh Lạng Sơn bảo vệ (đơn vị này ngày nay được gọi là đại đội C1 thuộc phòng cảnh sát bảo vệ Công an tỉnh Lạng Sơn).
Ngày 17/2/1979, khi quân Trung Quốc bắt đầu tấn công Đồng Đăng thì đơn vị này với 200 chiến sĩ đã chiến đấu giữ lô cốt này trong một tuần và ngăn chặn quân Trung Quốc tiến về thị xã Lạng Sơn, góp phần ngăn chặn bước tiến của quân Trung Quốc. Trong cuộc chiến đấu, đơn vị này đã tử trận gần hết và đến ngày thứ 7 họ còn 6 người. Lợi dụng đêm tối, 6 người còn lại thoát ra khỏi lô cốt và rút về tuyến sau. Chiến tranh kết thúc, đơn vị C1 này và 6 chiến sĩ còn sống đều được tuyên dương Anh hùng LLVT Nhân dân. Một trong 6 đồng chí đó có anh hùng Triệu Quang Điện tiếp tục công tác tại Công an tỉnh Lạng Sơn (nguyên Phó trưởng phòng Cảnh sát Hình sự) Nay là Đại tá - Trưởng phòng truy nã tội phạm.
Khi chiếm được pháo đài Đồng Đăng, quân Trung Quốc đã dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống lô cốt này. Tuy nhiên số thuốc nổ này chỉ làm sập được phần trên cùng của lô cốt, còn hệ thống hầm gầm vẫn nguyên vẹn…
--------------------
ÁO XANH BIÊN PHÒNG,
ĐẪM MÁU 17/2/1979
Mai Thanh Hải - Đúng 5 giờ 25 phút sáng sớm ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã xua hàng chục Sư đoàn lính, cùng với xe tăng, dưới sự yểm hộ của pháo binh, đồng loạt bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Mục tiêu đầu tiên chúng nã pháo, tấn công, bao vây, tiêu diệt là các Đồn, Trạm Biên phòng (khi đó gọi là Công an Vũ trang - CAVT). Cuộc chiến đấu giữ đất biên cương, bám trụ trận địa diễn ra không cân sức, bởi ngay ngày đầu tiên ấy, các Đồn Biên phòng đều bất ngờ, trang bị vũ khí ít, đơn độc giữa chiến thuật "biển người", không có sự hỗ trợ - chi viện... rút cục, rất nhiều Đồn, Trạm, Đơn vị Biên phòng đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và ngã xuống người lính cuối cùng, ngay trong ngày 17/2/1979.
Xin nhắc lại một số gương mặt, trong lực lượng Bộ đội Biên phòng, đã chống trả kiên cường trong ngày 17/2/1979 và ngã xuống, trong khi ngăn bước tiến của quân Trung Quốc xâm lược.
1/ Nông Văn Giáp (1945-1979), dân tộc Nùng, quê ở xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Khi hy sinh đồng chí là Trung úy, Đồn phó Đồn 191, Công an nhân dân Vũ trang (CAVT) tỉnh Lạng Sơn; Đảng viên ĐCSVN.
Chốt chặn địch của Đồn BP Hữu Nghị (Lạng Sơn) |
Nông Văn Giáp đã qua chiến đấu ở chiến trường miền Nam, thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, đồng chí tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, đã lập nhiều thành tích chỉ huy đơn vị xây dựng thế trận mới.
Sáng ngày 17/2/1979, quân xâm lược ồ ạt tấn công. Chúng dùng pháo bắn cấp tập vào đồn sau đó cho bộ binh địch xông lên.
Với kinh nghiệm dày dạn qua 9 năm chiến đấu chống Mỹ, Nông Văn Giáp bình tĩnh chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt 100 tên.
Dùng chiến thuật biển người, vừa tấn công chính diện, địch vừa đánh tạt sườn vào trận địa ta. Phát hiện sớm mưu đồ của địch, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu linh hoạt, cơ động, ngay từ đầu đã diệt được cụm thông tin, chỉ huy và hai tên thổi kèn.
Đội hình địch rối loạn, chúng không dám xông lên, buộc lui quân, tổ chức đợt tấn công mới. Các chiến sĩ tin tưởng ở Nông Văn Giáp - người chỉ huy gan dạ, mưu trí và quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Địch lại cho nhiều tốp, nhiều toán, có hỏa lực yểm trợ, liên tục tấn công. Đồng chí nhảy lên khỏi chiến hào, hô to: "Xung phong". Các chiến sĩ theo người chỉ huy bật dậy, kiên quyết phản kích, đẩy địch xuống chân đồi. Đồng chí bị thương nặng. Đồng chí Rô (Tiểu đôi trưởng) băng bó cho cấp trên của mình.
Đồng chí Giáp bình tĩnh, cầm tay đồng chí Rô căn dặn: "Chiến sự còn ác liệt Tôi bị thương. Đồng chí thay tôi chỉ huy phân đội chiến đấu, giữ vững trận địa đến cùng. Nhớ tiết kiệm đạn, diệt nhiều địch".
Địch lại hò nhau xông lên. Xạ thủ trung liên bị thương. Đồng chí Giáp cố lê người đến thay thế, dùng sức còn lại bắn mãnh liệt vào đội hình địch, diệt nhiều tên, cùng đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của chúng và anh dũng hy sinh.
Tấm gương chiến đấu của đồng chí đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị quyết tâm diệt nhiều địch, trả thù cho đồng đội, bảo vệ Tổ quốc.
Nông Văn Giáp được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Nông Văn Giáp được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVT).
2/ Nguyễn Đình Thuần (1953-1979), dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là Trung úy Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh CAVT, Đảng viên ĐCSVN.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Biên giới Tây Nam, Nguyễn Đình Thuần đã trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu. Ngày 28/11/1977, bị thương vào đùi, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Về trạm xá điều trị, vết thương chưa lành hẳn, đồng chí đã xin trở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu góp phần cùng đơn vị lập công xuất sắc.
Năm 1978, Nguyễn Đình Thuần cùng đơn vị chuyển ra bảo vệ biên giới phía Bắc. Ngày 25/8/1978, đồng chí đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy đơn vị, bằng tay không đánh đuổi bọn côn đồ gây rối ở Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).
Ngày 17/2/1979, một Trung đoàn quân xâm lược có xe tăng và pháo yểm trợ, tấn công vào trận địa của đơn vị do đồng chí phụ trách. Hướng chính diện địch có 2 tiểu đoàn. Đồng chí lệnh cho cối và hỏa lực của đơn vị bắn tập trung vào đội hình địch, đẩy lùi đợt tấn công của chúng. Thấy 8 chiếc xe tăng địch đang xông lên ở hướng trái, đồng chí chỉ huy các chiến sĩ dùng súng B40 vận động đón đánh, diệt 3 chiếc, bọn còn lại hoảng sợ tháo chạy.
Bị thương gãy nát cánh tay, đồng chí tự băng bó, tiếp tục chỉ huy chiến đấu, đẩy lùi đợt tấn công mới của địch. Lần thứ hai, đồng chí bị thương vào đùi quân y muốn đưa đồng chí về tuyến sau. Đồng chí nói: "Tôi còn đủ sức chiến đấu. Các đồng chí đừng lo cho tôi".
Địch lại ồ ạt xông lên hết đợt này đến đợt khác. Nguyễn Đình Thuần tiếp tục chỉ huy đơn vị đẩy lùi ba đợt tấn công nữa của địch. Nhưng đồng chí lại bị thương vào bụng. Quân y vừa băng bó vừa chuẩn bị đưa đồng chí về tuyến sau, Nguyễn Đình Thuần nói: "Tôi còn, các đồng chí còn. Chúng ta quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc". Nói xong đồng chí gắng gượng dùng súng AK diệt thêm một số tên địch nữa và anh dũng hy sinh.
Nguyễn Đình Thuần được truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba. Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Nguyễn Đình Thuần được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu AHLLVT.
3/ Nguyễn Văn Hiền (1950-1979), dân tộc Kinh, quê ở xã Thiệu Long, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Nhập ngũ năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là Thiếu úy, Cán bộ Đồn 33, CAVT tỉnh Lai Châu (nay là Đồn Ma Lù Thàng, BĐBP Lai Châu), Đảng viên.
Đồn BP Ma Lù Thàng, nơi Thiếu úy Hiền hy sinh ngày 17/2/1979 |
Làm chiến sĩ nuôi quân, làm quản lý, Nguyễn Văn Hiền đã thực sự liêm khiết và tận tụy chăm sóc các bữa ăn cho đơn vị. Được giao nhiệm vụ làm công tác cơ sở, đồng chí đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, hết lòng thương yêu đồng bào các dân tộc, tích cực động viên nhân dân đinh canh định cư, cải tiến kỹ thuật, nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần xây dựng phong trào bảo vệ trật tự trị an biên giới. Là một cán bộ gương mẫu mọi mặt, Nguyễn Văn Hiền đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Sáng ngày 17/2/1979, quân xâm lược có xe tăng, pháo yểm trợ, ồ ạt tấn công Đồn Biên phòng 33, Lai Châu, Nguyễn Văn Hiền chỉ huy một phân đội dũng cảm chặn đánh địch ở mũi chính diện.
Dưới sự chỉ huy của đồng chí, phân đội đã đẩy lùi 15 đợt tấn công liên tiếp của địch, diệt hàng trăm tên, bắn cháy 2 xe tăng. Riêng đồng chí diệt 40 tên.
Địch tăng quân, ồ ạt tấn công. Nguyễn Văn Hiền chỉ huy đơn vị ngoan cường chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch. Bị thương vào tay, đồng chí tự băng bó, tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Lần thứ ba, bị thương gãy cả hai chân, Nguyễn Văn Hiền vẫn không rời vi trí, tiếp tục động viên chiến sĩ phản kích địch quyết liệt.
Địch dùng chiến thuật biển người ào lên hết đợt này đến đợt khác. Đạn sắp hết, đồng chí lệnh cho 12 chiến sĩ phá vây, rút về tuyến sau, tiếp tục chiến đấu. Một mình ở lại ghìm chân địch và anh dũng hy sinh.
Nguyễn Văn Hiền được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất.Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiền được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu AHLLVT.
4/ Lê Minh Trường (1960-1979), dân tộc Kinh, quệ ở phố Sơn Tây, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Khi hy sinh đồng chí là Binh nhất, chiến sĩ Đại đội 5, CAVT tỉnh Lạng Sơn, Đoàn viên ĐTNCSHCM.
Sáng ngày 17/2/1979, bộ binh xâm lược có pháo và xe tăng yểm trợ, ồ ạt tấn công vào hướng trận địa của Đại đội 5. Lê Minh Trường cùng đồng đội xông ra, chiếm lĩnh pháo đài Đồng Đăng, đánh trả địch quyết liệt.
Pháo đài Đồng Đăng, nơi Binh nhất Trường hy sinh |
Thấy 8 xe tăng địch dẫn bộ binh xông lên, đồng chí dùng B40 tiếp cận mục tiêu, bắn cháy chiếc đi đầu. Những chiếc khác hoảng loạn tháo chạy. Lê Minh Trường đã góp phần tích cực cùng đơn vị bẻ gãy đợt tấn công ồ ạt của địch.
Sau khi củng cố đội hình, địch lại xông lên. Đồng chí nhằm thẳng chiếc xe tăng đi đầu, bóp cò. Nhưng quả đạn B40 lần này không nổ. Lê Minh Trường đã nảy ra cách đánh khác: Cùng một lúc giật tất cả giây cháy chậm của vài quả lựu đạn rồi tung vào xích xe tăng làm cho xích xe địch hỏng. Địch trong xe lóp ngóp chui ra, đồng chí dùng AK tiêu diệt. Những chiếc đi sau không dám tiến lên nữa. Nhưng bộ binh địch vẫn xông lên. Đồng chí cùng đồng đội bình tĩnh chiến đấu diệt hàng chục tên.
Địch cho một bộ phận luồn sâu vào phía sau trận địa ta, đánh tạt sườn hòng chia cắt đội hình của Đại đội 5. Không sợ nguy hiểm, Lê Minh Trường đã di chuyển linh hoạt, kịp thời chặn địch, góp phần tích cực cùng đồng đội giữ vững pháo đài Đồng Đăng. Lần này đồng chí bị thương, nhưng tự băng bó, rồi tiếp tục chiến đấu cho đến lúc anh dũng hy sinh.
Lê Minh Trường được truy tặng 1 Huân chương Quân công hạng Ba. Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Lê Minh Trường được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu AHLLVT.
5/ Đỗ Sĩ Họa (1946-1979), dân tộc Kinh, quê ở xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hải Hưng. Khi hy sinh đồng chí là Thượng úy, Phó Đồn trưởng Đồn 209, CAVT tỉnh Quảng Ninh, Đảng viên ĐCSVN.
Đỗ Sĩ Họa đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, lập công xuất sắc được tặng thưởng Huân chương Chiến công, bị thương, sức khỏe giảm sút đồng chí vẫn tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc.
Ngày 17/2/1979, quân xâm lược ồ ạt tấn công, Đồn trưởng đi công tác xa. Đỗ Sĩ Họa đã khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu theo phương án, trực tiếp phụ trách hướng chính diện.
Đồn và các chốt bị pháo và cối của địch bắn cấp tập. Ở vị trí chỉ huy, Đỗ Sĩ Họa bình tĩnh quan sát địch. Khi địch ngừng bắn pháo để bộ binh xông lên, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương nhiều tên.
Phát hiện hỏa lực lợi hại của ta ở Đồi Quế, địch dùng chiến thuật biển người ào lên. Các chiến sĩ chốt trên Đồi Quế ngoan cường chiến đấu, diệt nhiều tên địch. Nhưng vì lực lượng quá chênh lệch, Đồi Quế đã bị địch chiếm giữ.
Quyết giành lại, Đỗ Sĩ Họa đã tổ chức lực lượng tấn công địch, chiếm lại được Đồi Quế. Địch vừa ào lên hết đợt này đến đợt khác, vừa kêu gọi ta đầu hàng Đỗ Sĩ Họa trả lời: "Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết".
Đi tới từng ụ súng, đồng chí động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ Đồn, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn người chỉ huy mặt bê bết máu, ánh mắt rực lửa căm thù, các chiến sĩ vô cùng xúc động, tin tưởng. Noi gương người chỉ huy, cả đơn vị ngoan cường chiến đấu, tiêu diệt 227 tên địch, giữ vững trận địa.
Đỗ Sĩ Họa bị thương lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba cho đến lúc anh dũng hy sinh cũng không rời trận địa.
Đồn 209 được đề nghị tuyên dương Đơn vị Anh hùng. Đồng chí được truy tặng cấp hàm Thượng úy và Huân chương Quân công hạng Ba.Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu AHLLVT.
6/ Lộc Viễn Tài (1940-1979), dân tộc Tày, quê ở xã Vĩ Thượng, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Khi hy sinh đồng chí là Thượng úy, Đồn trưởng Đồn 155, CAVT Hà Tuyên (nay là Đồn Biên phòng Cốc Pàng, Bảo Lạc, Cao Bằng), Đảng viên ĐCSVN.
Đồn BP 155, nơi Thượng úy Lộc Viễn Tài hy sinh |
Sáng ngày 17/2/1979, quân xâm lược dồn dập bắn pháo, cối dọn đường, rồi thúc quân ồ ạt tấn công Đồn 155 .
Lộc Viễn Tài bình tĩnh quan sát địch, đồng thời đi sát động viên từng chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ Đồn. Chỉ huy mũi chính diện, đồng chí trực tiếp bắn đại liên vào đội hình địch. Phát hiện 3 tên chỉ huy của địch, Lộc Viễn Tài đã lệnh cho cối bắn trúng, diệt chúng.
Đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, tiêu diệt gần 100 tên, tạo điều kiện cho 2 tổ chốt diệt gần 100 tên nữa.
Bị thiệt hại nặng, địch cho bộ binh lui rạ để củng cố đội hình, đồng thời cho pháo bắn cấp tập vào trận địa ta. Nhưng khi bộ binh địch lại xông lên, chúng đã bị cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 155 đánh bật ra.
Lô cốt phòng ngự trước cổng Đồn 155 |
Ngày 5/3/1979, địch tập trung lực lượng quyết chiếm Đồn 155 và cao điểm 1379 của ta. Với thủ đoạn cho pháo bắn suốt một tiếng đồng hồ, sau đó dùng bộ binh chia thành nhiều mũi ồ ạt tấn công, nhưng địch vẫn bị đánh bật ra. Địch phải tăng quân.
Lợi dụng sương mù, Lộc Viễn Tài đã tổ chức lúc lượng phục kích, đánh dồn địch vào hầm chông, bãi mìn gài sẵn, diệt nhiều tên, buộc địch phải thu quân, củng cố đội hình, rồi mở đợt tiến công mới. Lộc Viễn Tài chỉ huy một tổ chặn đánh địch từ xa, chia cắt đội hình địch ra, tiêu diệt nhiều tên.
Quân địch quá đông, đạn sắp hết, đồng chí lệnh cho hai chiến sĩ rút lui, còn mình dùng những viên đạn cuối cùng ghìm chân địch, bảo vệ đồng đội. Trong tay còn hai quả lựu đạn nứa, Lộc Viễn Tài chờ địch đến gần, đồng chí giật nụ xòe, ném vào đội hình địch, diệt thêm gần chục tên và đã anh dũng hy sinh.
CBCS Đồn 155 hôm nay |
Tính chung trong các trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, riêng Lộc Viễn Tài đã diệt 91 tên. Đồng chí được truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba. Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Lộc Viễn Tài được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu AHLLVT.
7/ Nguyễn Vũ Tráng (1948-1979), dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Khi hy sinh đồng chí là Trung úy, Chính trị viên phó Đồn 1, CAVT Lai Châu (may là Đồn Biên phòng Sì Lờ Lầu, huyện Phong Thổ, Lai Châu), Đảng viên.
Trong năm 1969, Nguyễn Vũ Tráng đã lập chiến công tham gia chiến đấu ở chiến trường C, đồng chí đã được khen thưởng và kết nạp Đảng tại trận địa Sau khóa đào tạo Sĩ quan Biên phòng, Nguyễn Vũ Tráng về Đội Công tác của CAVT Lai Châu, đồng chí luôn luôn tận tụy, nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, lăn lộn khắp địa bàn, tham gia xây dựng phòng tuyến nhân dân và thế trận mới bảo vệ biên giới.
Đồn 1, nay là Đồn BP Sì Lờ Lầu (Phong Thổ, Lai Châu) |
Sáng ngày 17/2/1979, quân xâm lược bắn hàng ngàn quả pháo, rồi cho bộ binh ồ ạt tấn công Đồn Biên phòng số 1 của ta. Theo phương án đã được xây dựng và luyện tập, đồng chí chỉ huy mũi chính diện, chặn bước tiến của địch.
Ngay loạt đạn đầu, đơn vị đã diệt nhiều tên, địch hoảng hốt lui quân củng cố đội hình, lại xông lên. Nguyễn Vũ Tráng đã mưu trí dùng đá ném về phía địch, địch lầm tưởng là lựu đạn, chúng dạt ra, chiến sĩ ta có điều kiện lắp đạn tiếp tục chiến đấu.
Địch hò hét xông lên, Nguyễn Vũ Tráng quét 4 loạt súng, diệt 30 tên, cùng đồng đội diệt hàng trăm tên, đẩy lùi 15 đợt tiến công của chúng.
Ngày 6/3/1979, lợi dụng sương mù, địch cho nhiều mũi tấn công vào Đồn và Đại đội 5 của CAVT Lai Châu. Hiệp đồng chặt chẽ với Đại đội 5, Nguyễn Vũ Tráng chỉ huy đơn vị đánh địch quyết liệt, tiêu diệt 150 tên. Thấy khẩu 12,7 ly của chốt bạn bị hỏng hóc, đồng chí đã băng qua lưới đạn của địch đến sửa chữa súng cho đồng đội. Bị thương gãy cả hai chân, Nguyễn Vũ Tráng vẫn ngoan cường chỉ huy đơn vị chiến đấu.
Trạm BP Sì |
Khi có lệnh lùi về phía sau, đồng chí xin ở lại cản giặc. Thấy chỉ còn một mình đồng chí, địch hò hét xông lên. Nguyễn Vũ Tráng dùng lựu đạn và súng AK đánh trả địch, diệt nhiều tên nữa và anh dũng hy sinh.
Nguyễn Vũ Tráng được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Nguyễn Vũ Tráng được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu AHLLVT.
8/ Võ Đại Huệ (1952-1979), dân tộc Kinh, quê ở xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là Trung úy, Đại đội trưởng Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 16, Bộ Tư lệnh CAVT, Đảng viên.
Từ năm 1969 đến năm 1972, Võ Đại Huệ tham gia chiến đấu chống Mỹ trên các chiến trường Đường 9, Khe Sanh, Tây Nguyên... Đồng chí đã lập nhiều chiến công, được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Võ Đại Huệ tình nguyện sang CAVT và được điều động về Trung đoàn 16.
Sáng 17/2/1979, quân xâm lược cho pháo các cỡ bắn cấp tập, rồi dùng bộ binh có xe tăng yểm trợ ồ ạt tấn công vào khu vực Mường Khương (Lào Cai). Do chuẩn bị trước, sẵn sàng thế trận bảo vệ Tổ quốc, đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh trả địch quyết liệt, làm cho bộ binh địch không phối hợp được với xe tăng của chúng, phải ùn lại.
Võ Đại Huệ lệnh cho hỏa lực bắn chính xác vào đội hình địch, đồng thời trực tiếp chỉ huy một tổ dùng B40 chặn đánh xe tăng ở ngã ba Mạn Tuyển, diệt liên tiếp 2 chiếc. Nhiều chiếc khác xông vào phía Mường Khương. Đồng chí dẫn tổ B40 chạy tắt đường, đón đánh. Chiếc đi đầu bị bắn cháy. Nhiều chiếc sau ùn lại. Võ Đại Huệ trực tiếp bắn cháy 4 chiếc nữa.
Sáng ngày 18/2/1979, được pháo yểm trợ, địch cho lực lượng chia thành ba mũi tấn công lên núi Na Khuy. Võ Đại Huệ mưu trí và dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh bật địch xuống, giữ vững trận địa. Cuộc chiến đấu ác hệt kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
Bị thương vào tay, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy và động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu, diệt nhiều địch, giữ vững trận địa. 11 đợt tấn công của địch đã bị đẩy lùi. Đơn vị đã diệt 300 tên địch. Riêng đồng chí đã diệt 48 tên, trong đó có tên chỉ huy xe tăng.
Chiều ngày 18/2/1979, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Võ Đại Huệ chỉ huy đơn vị phá vòng vây dày đặc của địch, di chuyển đến vị trí mới, đồng chí đã anh dũng hy sinh.
Võ Đại Huệ được truy thăng cấp hàm Trung úy và truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Võ Đại Huệ được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu AHLLVT.
9/ Quách Văn Rạng (1956-1979), dân tộc Mường, quê ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh đồng chí là Trung sĩ, Trung đội phó, Đồn 125, CAVT tỉnh Hoàng Liên Sơn, Đảng viên.
Quách Văn Rạng đã có nhiều công lao trong việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và xây dựng thế trận bảo vệ Tổ quốc ngay ở tuyến đầu do Đồn 125 phụ trách.
Cột mốc tại Đồn BP Cửa khẩu Lào Cai, nơi Trung sĩ Rạng hy sinh |
Chiều hôm đó, đồng chí dẫn hai chiến sĩ vượt khỏi chiến hào tiến đánh xe tăng địch ở khu vực dốc Máng Nước, thị xã Lào Cai, bắn cháy 2 xe tăng của địch, diệt nhiều tên.
Khi đơn vị di chuyển trận địa, tổ Quách Văn Rạng xung phong ở lại chiến đấu chặn địch và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 5 ngày đêm trong vòng vây của địch, đồng chí cùng đồng đội tìm đường về đơn vị phối hợp chiến đấu.
Trong một trận chiến đấu, một chiến sĩ bị lạc, một chiến sĩ bị thương nặng. Quách Văn Rạng vừa cõng đồng đội vừa mang vũ khí gồm B40, AK và lựu đạn luồn lách trong rừng. Địch phát hiện, chúng xông đến quá đông.
Đồng chí đưa chiến sĩ bị thương vào chỗ khuất ẩn nấp, nói: "Không thể để cả hai người cùng sa vào tay giặc", rồi nhạy ra, đánh lạc hướng địch. Địch bâu đến. Chúng hò nhau bắt sống.
Quách Văn Rạng ném hai quả lựu đạn cuối cùng, diệt nhiều tên, nhưng đồng chí không thoát khỏi trước bọn lính đông đặc
Bị địch bắt, chúng tra tấn dã man, ép đồng chí chỉ đường về vị trì mới của đơn vị. Quách Văn Rạng giữ tròn khí tiết, quyết không khai. Địch đã giết hại đồng chí ngay tại trận. Ở nơi ẩn nấp, người đồng đội bị thương đã chứng kiến hành động quả cảm của Quách Văn Rạng.
Trong hơn 5 ngày đêm liên tục chiến đấu, riêng Quách Văn Rạng đã lập công xuất sắc và quên mình để cứu đồng đội.Quách Văn Rạng đã được truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba.Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Quách Văn Rạng đã được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu AHLLVT.
-------------------------------------
* Hình ảnh các Đồn Biên phòng ngày nay, cách đây 34 năm là những trận địa khốc liệt ngăn bước tiến của quân xâm lược và trở thành di tích của BĐBP
(Nguồn Blog Mai Thanh Hải)
------------------------------------
> Trước ngày 17/2/1979 quân đội ta có lấy đồn Đồng Đăng làm đài quan sát và nơi tập kết trú ẩn khi cần thiết.
Chính thế trong cuộc xâm lăng tháng 2 năm 1979 của Bắc kinh cũng tại nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt để chống trả quân xâm lược mặc dù ta với số quân ít, lực lượng của chúng trong “chiến thuật biển người” đông gấp bội, nhung chúng cũng không làm sao xuống được đến tầng hầm thứ 3 của pháo đài. Các chiến sĩ của ta đã trụ bám đến 27/2/1979 tức sau 10 ngày chống trả giữ bước tiến quân của địch rồi 1 số an toàn rút ra ngoài.
"Pháo đài Đồng Đăng" là 1 tập truyện ký của nhiều tác giả.Xuất bản bởi Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn năm 1986.
ĐÔI NÉT VỀ
PHÁO ĐÀI ĐỒNG ĐĂNG
* HỒNG QUANG
Sáng hôm 18/10/1950,chúng tôi mới biết tin quân địch ở pháo đài Đồng Đăng đã rút chạy từ hôm 16/10/1950.Độ ấy mưa lũ lớn nên giao thông có phần chậm trễ.Mãi gần đến trưa chúng tôi mới có bè mảng vượt sông Kỳ cùng từ mé xã Sông giang(Huyện Điềm He cũ) tiến vào thị trấn Đông Đăng.Lúc bấy giờ,đông chí Nguyễn Đình Láy là Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện Văn Uyên có giao cho tôi nđưa 1 trung đội địa phương lên đồn.Khoảng 3 giờ chiều 18/10/1950 chúng tôi tiến vào thị trấn Đông Đăng, nhân dân các dân tộc các phố đứng đông ở 2 ven đường đón chào cán bộ,bộ đội của huyện trong bầu không khí tưng bừng náo nhiệt,có nhiều khuôn mặt rạng rỡ mừng vui thoáng đôi chút ngỡ ngàng.chắc hẳn họ cũng thấy việc quân Pháp rút bỏ tháo chạy là rất bất ngờ.Chờ đón chúng tôi ở trên đồn là 1 đơn vị dân quân và 2 hàng binh người Pháp.
Sau 1 lát nghỉ ngơi,chúng tôi cho tiến hành kiểm tra ngay các kho lương thực,thực phẩm,quân trang,quân dụng,và nhất là các tầng hầm của pháo đài có nhiều hòm đạn các cỡ mà chúng không kịp phá hủy hoặc mang theo khi bỏ chạy.Tại các gian phòng ăn của chúng cửa khoá kín,có tiếng chó sủa gầm gừ ở bên trong,sau jhi các cánh cửa bị phá tung,chúng tôi thấy 2 con chó "béc giê" buộc ở 2 đầu bàn cúp đuôi sợ sệt,hàng dẫy bàn đầy thức ăn,chúng tôi đoán chùng chúng không kịp ăn bữa chiều đã hoảng hốt tháo lui khi thấy từng tốp tàn quân từ phía Na Sầm tất tả chạy về thị xã Lạng Sơn.
Buổi tối hôm ấy bữa cơm của con nhà lính chúng tôi khá thịnh soạn,đủ các món thịt bò thịt lợn măng nấm...nhưng toàn là đồ hộp,bộ phận cấp dưỡng chỉ có việc ninh kỹ các hộp sôi lên sùng sục là xong.Ngoài ra chúng tôi cghia cho mỗi khẩu phần 1 ca rượu vang và 2 gói thuốc lá sợi nâu hiệu"gô loa" (Gaulois)
Phấn khởi được đóng quân trên đồn,được đi xem khắp các kho tàng,doang trại,anh em chúng tôi ngồi trò truyện vui vẻ sau bữa cơm.Chính bản thân tôi có nhắc nhở anh em đi ngủ sớm mà sao trong người vẫn thấy lâng lâng sảng khoái,không buồn ngủ tý nào.Đêm ấy,ánh trăng thượng huyền rải sáng đầy sân 4 bề im lặng.Thật với quang cảnh những đêm tuần trước,chúnh tôi nghỉ ở 1 bản ven sông,ngoài tiếng sóng vỗ đôi bờ,tiếng ếch nhái kêu inh ỏi thỉnh thoảng điểm thêm tiếng súng nổ ì ầm từ phía Na Sầm vọng lại
Sáng 19/10/1950,chúng tôi kiểm tra kỹ toàn bộ công sự của đồn và báo cáo huyện uỷ để điều ngay các đơn vị dân công đến chuyển vận phần đạn dược.
Khoảng 4 giờ chiều,các đoàn dân công đến,được đưa xuống tầng hầm tranh thủ chuyển các hòm đạn đi nơi khác.Dòng người lũ lượt cuốn xuống phía dưới đồn trong lúc hoàng hôn ập xuống,với tiếng cười nói râm ran làm cho chúng tôi không thể không bồi hồi xúc động.Chúng tôi rất mừng là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của trên giao.Điều đó đã động viên cổ vũ chúng tôi trong việc chuyển tiếp lương thực thực phẩm,quân trang,quân dụng trong các ngày sau.
Tính đến nay đã trên 35 năm(thời điểm 1986 còn đến hiện tại là hơn 57 năm),nhưng mỗi lần ôn lại chiến dịch Biên giới thu đông 1950 chúng tôi những người cán bộ Đảng viên cũ,cũng rất đỗi tự hào đã đóng góp phần công sức nhỏ bé của mình trong việc giữ gìn giải tỏa các tài sản trên đồn Đồng Đăng ngày trước.
Mãi về sau khi sưu tầm được thêm tài liệu và qua mắt thấy tai nghe,chúng tôi mới hình dung được 1 phần nào đồn Đồng Đăng kể trên đã chiếm 1 vị trí quan trọng trên tuyến phòng thủ biên giới của bọn thực dân Pháp trước đây.Từ sau hóa ước Thiên Tân 9/6/1885,Triều đình nhà Thanh đã phài rút quân nhường lại cho quân đội Pháp chiếm đóng tại Lạng Sơn.Từ đó suốt dọc đường số 4 chúng xây dựng các đồn luỹ từ Lạng Sơn đến Cao Bằng và từ 1937 trở về trước đồn Đồng Đăng tuy ở sát biên giới Việt Trung nhưnh cũng như các nơi khác chỉ có 1 viên Quan 3 chỉ huy 1 đại đội lính Khố Đỏ & có chừng vài tiểu đội lính đóng chốt ở ngoại vi Khư Đa,Ma Mèo...
Sau 1937 Pháo đài Đồng Đăng được củng cố và xây dựng theo 1 thiết kế rất kiên cố.9/1940,quân Nhật từ biên giới Trung Việt,vượt ải Nam Quan tấn công bất ngờ đồn Đồng Đăng.Chúng đã bị thiệt hại khá nặng khi đáng chiếm & tàn sát rất man rợ bọn tù binh Pháp để trả thù.Cụ Mỹ 71 tuổi(năm 1986)o93 Tềnh Tổng kể lại:"Trước 1940,Quân đội Pháp đã bắt đầu xây pháo đài trên đồn Đồng Đăng.Hồi đó tôi có làm thợ xây các bờ luỹ ngoài tường,tôi có được biết chúng gọi là Tam pháo đài.Tầng trên là nóc pháo đài bố trí các khẩu đại liên & Đài vô tuyến điện nhắm ra 4 hướng.Tầng hầm thứ 2 có đủ các loại lỗ châu mai để chiến đấu,tầng hầm thứ 3 là nơi chứa quân trang,đạn dược lương thực...Hồi đó khi quân Nhật đã treo được lá cờ Mặt trời mọc của chúng lên nóc Pháo đài,nhưng ở các góc đường hầm,quân Pháp vẫn tiếp tục nhả đạn các cỡ cho đến khi kiệt sức mới phải đầu hàng.
Đến cuối năm 1941, Pháp lại củng cố toàn bộ hệ thống phòng thủ biên giớivì kẻ thù đáng gờm trước mắt của chúng là quân phát xit Nhật đang có mưu đồ đánh chiếm Đông dương.Pháp cử hẳn 1 đoàn Công binh đặc trách xây dựng lại toàn bộ pháo đài Đồng Đăng song sonh với các pháo đài Đèo Giang Văn Vỉ(ở thị xã Lạng Sơn)Ông Pa bạn tôi có kểlạiViệc củng cố gia tăng các công sự chú ý đặc biệt của quân đội Pháp trước kia.Chúng đánh giá đây là 1 căn cứ quân sự quan trọng có tầm cỡ lớn trên toàn tuyến phòng thủ biên giới Đông Dương>Việc xây dựng pháo đài này được coi trọng gần ngang tầm với công trình chiến luỹ Maginot tại chính quốc trước thế chiến thứ 2.Chả thế mà viên Quan 2 Công binhđặc trách là 1 sĩ quan rất có năng lực chuyên môn ,tên sĩ quan La roche này có 2 bằng kỹ sư cầu cống và kỹ sư hầm mỏ tốt nghiệp ở trường Bách khoa quân sự của nước Pháp,hắn vốn là 1 thầy tu được huy động ra làm việc binh.Tên này thường xuyên có mặt ở Đồng Đăng để chỉ đạo toàn bộ công trình suốt từ thời kỳ khởi công(cuối 1941)đến khi cơ bản hoàn thành(đầu 1945)Và sau đó được phong chức Thiếu tá Công binh.
Chính vì thế mà đêm 9/3/1945,quân Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương,cũng trên đồn Đồng Đăng này(diện tích chưa =2ha)quân Nhật đã bị tổn thất nặng nề trước khi đánh chiến được.Chính vì thế mà sau khi Pháp bị thua trận,chúng lại tái diễn việc sát hại tù binh 1 cách vô nhân đạo.
Quân Nhật không thể không bị thiệt hại lớn vì 4 bức tường chung quanh đồn đều cóp hào sâu,luỹ hiểm bao bọc,cửa chính củia đồn phải qua 1 đoạn cầu sắt có thể đẩy ra rút vào bằng con lăn khi cần thiết.Hầm của pháo đài ở góc tây nam cửa đồn ,xây hình vòm khum nổi lên xừng xững nhìn trải rộng ra 4 phía.Tiếng Pháp gọi là Casemate.
Cả 3 tầng hầm đều tập trung hỏa lực rất dày đặc có thể bắn tỏa từ trên xuống dưới,từ dưới lên trên,đan chéo ngang dọc trong tầm căn của pháo & trung,đại liên các cỡ.Các đường hầm ngầm dầy trên 1m đổ bê tông cốt sắt,rộng chừng 1,5m,cao độ 2m xây cuốn,cứ vài chục thước lại có những ngóc ngách xiên ngang dọc.Ta7i tầng hầm thứ 3 có đầy đủ tiện nghi gồm các buồng làm việc,ăn ngủ của sĩ quan,binh lính (đủ cho 1 tiểu đoàn)khi có chiến sự xảy ra ác liệt,có trạm cứu thương kho dự trữ lương thực,thực phẩm,đạn dược từ 3 đến 6 tháng,có hệ thống điện nước riêng & có sẵn đường hầm bí mật xây kiên cố từ dưới chân pháo đài ra phía nhà ga để khai thông nối tuyến từ trên đỉnh núiChóp Chài đi xuống.
Tháng 8 Năm 1945 khi Tướng Lư Hán đưa 1 Phương diện quân tàu tưởng sang Việt Nam giải giáp quân Nhật đầu hàng,có 1 bộ phậnchốt lại ở Lạng Sơn.Nhiệm vụ đầu tiên của chúnh khi sang nước ta là phải phá huỷ các công trình phòng ngự biên giới trong đó có đồn Đồng Đăng, và các pháo đài Đèo Giang,Văn Vỉ (ở thị xã) nhằm ngăn nước ta không thể sử dụng làm cứ điểm chống chúng khi chúng trở mặt.Nhưng chúnh không sao thực hiện được hoàn toàn theo ý đồ,chỉ phá được phần trên của pháo đài vì kiến trúc xây dựng của bọn Pháp trước đây rất kiên cố tinh vi.
Đến năm 1947,hồi tạm chiếm, Pháp lại đào thếm đường hầm từ dưới tầng sâu xuyên qua phố Đồng Đăng đến phía Đền Mẫu để khi có chiến sự kịp thời đưa quân ra đối phó bất ngờ với mặt biên giới.Chính trên mặt đất trong phạm vi của đồn,nếu chúng ta chú ý xem xét thì thấy có 1 số vết tích đất phủ hình tròn,chính các nơi ấy xưa kia là đường giếng từ trên dẫn xuống các tầng ngầm,cũng là đường vận chuyển quân khi cần thiết = thang sắt và có cửa ngăn bịt bằng lưới sắt
Tháng 8 Năm 1945 khi Tướng Lư Hán đưa 1 Phương diện quân tàu tưởng sang Việt Nam giải giáp quân Nhật đầu hàng,có 1 bộ phậnchốt lại ở Lạng Sơn.Nhiệm vụ đầu tiên của chúnh khi sang nước ta là phải phá huỷ các công trình phòng ngự biên giới trong đó có đồn Đồng Đăng, và các pháo đài Đèo Giang,Văn Vỉ (ở thị xã) nhằm ngăn nước ta không thể sử dụng làm cứ điểm chống chúng khi chúng trở mặt.Nhưng chúnh không sao thực hiện được hoàn toàn theo ý đồ,chỉ phá được phần trên của pháo đài vì kiến trúc xây dựng của bọn Pháp trước đây rất kiên cố tinh vi.
Đến năm 1947,hồi tạm chiếm, Pháp lại đào thếm đường hầm từ dưới tầng sâu xuyên qua phố Đồng Đăng đến phía Đền Mẫu để khi có chiến sự kịp thời đưa quân ra đối phó bất ngờ với mặt biên giới.Chính trên mặt đất trong phạm vi của đồn,nếu chúng ta chú ý xem xét thì thấy có 1 số vết tích đất phủ hình tròn,chính các nơi ấy xưa kia là đường giếng từ trên dẫn xuống các tầng ngầm,cũng là đường vận chuyển quân khi cần thiết = thang sắt và có cửa ngăn bịt bằng lưới sắt
Trước ngày 17/2/1979 quân đội ta có lấy đồn Đồng Đăng làm đài quan sát và nơi tập kết trú ẩn khi cần thiết.
Chính thế trong cuộc xâm lăng tháng 2 năm 1979 của Bắc kinh cũng tại nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt để chống trả quân xâm lược mặc dù ta với số quân ít, lực lượng của chúng trong “chiến thuật biển người” đông gấp bội, nhung chúng cũng không làm sao xuống được đến tầng hầm thứ 3 của pháo đài. Các chiến sĩ của ta đã trụ bám đến 27/2/1979 tức sau 10 ngày chống trả giữ bước tiến quân của địch rồi 1 số an toàn rút ra ngoài.
Đồn Đồng Đăng ngày xưa đã là 1 vị trí cực kỳ quan trọng.Đứng về mặt thế thủ ở đó có thể là 1 pháo đài kiên cố lấy ít địch nhiều.Vì vậy quân Pháp trước kia đã tốn nhiều nhân lực,vật lực,tài lực trong nhiều thời kỳ để xây dựng lên cứ điểm căn cứ đó.Ngay từ 1941 đồn đã có 1 viên Quan tư chỉ huy 1 tiểu đoàn tinh nhuệ để đáp ứng với các tuyến phòng thủ đã được cải tiến.
Sở dĩ quân pháp năm 1950 quân Pháp phải tháo chạy vội vã không kịp phá huỷ đồn bót là do phía ta,trong chiến thắng do chọn địa điểm tiến công chính xác đánh vào Đông Khê thắng lợi,đánh tan rã 3 binh đoàn tinh nhuệ của chúng,đã làm rung chuyển toàn bộ quân địch ở đường số 4 "Chúng ta hồi ấy đã làm cho địch suy xụp về tinh thần,tan rã về tổ chức,rối loạn về chiến lược".Cũng vì thế mà chúng phải bỏ Đồng Đăng,bỏ toàn bộ hệ thống pháo đài,đường ngầm kiên cố ở đó,chạy thẳng 1 mạch về thị xã Lạng Sơn để rồi tiếp tục tháo lui chiến lược về phía Tiên Yên, Móng cái(Hải Ninh cũ)
Với tầm quan trọng của vị trí Đồng Đăng,1 điểm nóng bỏng của khói lửa chiến tranh qua từng thời kỳ,chắc chắn từ nay trở đi sẽđược chúng ta chú ý củng cố xây dựng mọi mặt để nơi đó mãi mãi trở nên 1 cứ điểm quân sự đặc biệt lợi hại trên phòng tuyến biên giới phía Bắc Việt Trung.
Thị xã Lạng Sơn 22/6/1986
Thị xã Lạng Sơn 22/6/1986
H.Q
-----------------------------
* Bài liên quan:
>http://www.quansuvn.net/index.php?topic=185.msg2173#msg2173
-----------------------------
* Bài liên quan:
>http://www.quansuvn.net/index.php?topic=185.msg2173#msg2173
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét