* BÙI VĂN BỒNG
Đầu năm 1973, khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Mỹ rút quân khỏi miền Nam . Xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp (Cần Thơ), một vùng căn cứ cách mạng, tổ chức cho dân bầu chính quyền cách mạng xã.
Trong đêm văn nghệ mừng kết quả bầu cử, đại diện chính quyền mới được bầu lên phát biểu. Sau đó, người ta chỉ định một người dân lên phát biểu. Ông Ba Miên (dân tộc Khmer) được cử đại diện người dân phát biểu. Ông đứng lên, e hèm, hắng giọng, rồi nói rất dân dã, mộc mạc: - Làm cách mạng cũng như chèo xuồng. Thằng cha nào giỏi, biết chèo và nhiệt tình với dân, được dân tín nhiệm thì lên mà chèo. Đ. má thằng nào người ta đang chèo mà “rà nước”.
Mọi ngừi cười rầm. Nhưng họ đều cho là cau nói ngắn gọn mà nói hay, nói trúng.
Bây giờ, khi nói đến những kẻ cản ngang bước tiến của xã hội, gây khó khăn cho cuộc sóng của người dân, bà con có câu cửa miệng: “Thằng cha rà nước!”.
Hôm qua, nhân dịp đi chúc Tết Chol-chnam Thmay cổ truyền của dân tộc Khmer, tôi ghé vào một ấp nhỏ của xã Tân Phước Hưng, một nông dân đã gần 80 tuổi, nói:
- Đ. má nó chớ! Thấy trên đời nay nhiều thằng cha làm cán bộ hẳn hoi mà suốt ngày chỉ lo chuyện “rà nước”.
Từ lâu, người dân miệt sông nước này thường dùng xuồng ghe đi lại, làm ăn, người ta gọi những kẻ gây sóng, cản trở ghe xuồng là “thằng cha rà nước”, tức là những kẻ chuyên đi phá ngang chuyện của người khác, cản dòng, kìm hãm, gây khó cho người khác. "Rà nước" còn là kẻ không biết chèo xuồng khiển ghe, nhưng cũng ham nhảy lên chèo, làm cho xuồng ghe không đi đúng luồng lạch, bị mắc cạn, hoặc chạy vòng vo, trục trặc, có khi làm lật xuồng. Bây giờ, bà con gọi những cán bộ đảng viên trong “một bộ phận không nhỏ” suy thoái, biến chất, tham nhũng, kém năng lực, gây mất dân chủ làm rối xã hội thì bà con gọi là “kẻ rà nước”.
Ông Tư Tài, cựu chiến binh, nay sinh hoạt đảng ở chi bộ ấp, nói với tôi:
- Hứ, học nghị quyết cứ thấy đọc đi đọc lại cả mấy chục lần cái câu: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước”. Nghe nhiều phát thuộc lòng rồi. Nhưng thấy nó vô nghĩa, vế sau đá vế trước. Lãng xẹt. Nhà nước không quản lý thì sinh ra Nhà nước làm gì? Điều đã rõ, đã là tất nhiên, sao cứ đưa vào nghị quyết như khẩu hiệu? Mà nghe thấy câu chữ bị thừa, nói như định nghĩa “rắn là lòai bò sát”, ai không biết? Cái mục tiêu, phương hướng này nêu ra từ Đại hội 7, đi sâu khẳng định ở Đại hội 8, hơn 20 năm rồi, nền kinh tế vẫn trầy trật, tăng trưởng hàng năm trồi sụt, thế mà Đại hội 11 mới rồi lại nhắc y nguyên. Kinh tế thị trường là hướng theo phương thức phát triển theo cách làm ăn tư bản chủ nghĩa, xóa tập trung quan liêu, bao cấp, nhưng cái đuôi thòng sau đó là “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vậy là trên chiếc ghe, hai thằng cha chèo hai hướng. Thế thì, tiến sao được? Tiến đi đâu? Coi như cũng trong đảng, cũng trong nghị quyết cả mà lại cho nứt mắt ra thằng cha chuyên lo đi “rà nước”!
Ông bạn già cùng ấp đế theo:
- Năm ngoái, thấy cía cảnh công an truy ép dân Tiên Lãng, Văn Giang, lại thấy họ bắt những người biểu tình yêu nước, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, tụi tui nói: "Lại là cái lũ rà nước". Dân tui ở đây, xem tivi thấy vị lãnh đạo nào đã mất uy tín mà còn lên sóng tivi phát biểu, liền bấm chuyển kênh khác, không thèm nhìn, không thèm nghe, miệng lẩm bẩm: "Đ. má thằng cha rà nước".
Ông bạn già cùng ấp đế theo:
- Năm ngoái, thấy cía cảnh công an truy ép dân Tiên Lãng, Văn Giang, lại thấy họ bắt những người biểu tình yêu nước, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, tụi tui nói: "Lại là cái lũ rà nước". Dân tui ở đây, xem tivi thấy vị lãnh đạo nào đã mất uy tín mà còn lên sóng tivi phát biểu, liền bấm chuyển kênh khác, không thèm nhìn, không thèm nghe, miệng lẩm bẩm: "Đ. má thằng cha rà nước".
BVB
--------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét