Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

CÂU HỎI NGHÌN NĂM VẪN CÒN TREO ĐÓ

 
* BÙI VĂN BÔNG
Đất nước – có đất, có nước, con người mới có thể sống. Sống không đất đứng chân. Chết, không đất chôn! Thế thì ra cái gì? Đâu phải con người? Đất, từ thuở khai thiên lập địa, chỉ có vậy, nhưng con người thì không ngừng sinh sôi, “đất chật người đông”.
Ấy vậy mà, từ thời nguyên thủy đến nay, con người. Những cuộc tranh giành địa giới. Những cuộc chiến tranh phân ra lãnh thổ, đường biên. Những cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược giành đất. Nhưng thủ đoạn, những vụ giết người vì đất. Những cuộc tranh chấp đất gay gắt, kinh thiên động địa, kéo dài, gây biết bao bi kịch cuộc đời.  Từ gọi mới nhát: : Cưỡng chế thu hồi đất, giải tỏa, giải phóng mặt bằng, tranh giành “sở hữu” với”quyền sử dụng”, đẻ ra những sổ xanh, sổ đỏ, sổ vàng; sổ hồng… Những văn bản chen lấn nhau, hất đa snhau đầy cứng câu chữ trong các bộ luật về đất.
Xưa, nghìn năm Bắc Thuộc, những cuộc xâm lăng máu chảy thành sông, xương chất thành núi -  cũng đất!
Xưa, những cuộc  chóng xâm lăng, giải phóng dân tộc – cũng đất.
Xưa, thời chưa có đảng cộng sản Đông Dương, đảng lao động Việt Nam, rồi đảng cộng sản Việt  Nam (rồi đảng gì nữa - nhiều; phe phái -  nhiều); những cuộc chiến đất đai đã đầy phức tạp, nhiều cuộc trường  kỳ. Sống trên trái đất, nhưng bao kiếp người đã thấm đẫm nước mắt, đổ biết bao máu xương – cũng vì ĐẤT!
Cụ Phan Bội Châu nói: “Không có nhân dân thì đất nước không còn, chủ quyền không thể lập. Nhân dân còn thì nước còn. Mất lòng dân thì  mất nước, Dân quyền được đề cao thì nhân dân được tôn trọng, và nước cũng mạnh…”.
Luận cương (vắn tắt) từ trước năm 1930  của Đảng Cộng sản, viết: “…  Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.  Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.  Dựng ra Chính phủ công nông binh.  Tổ chức ra quân đội công nông. C - Về phương diện kinh tế: a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái. b) Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v...) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý. c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. d) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo..”.
Khẩu hiệu đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, chống phong kiến là” “NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG”. (Chỉ có 4 chữ, nhưng gân cả trăm năm nay, có đảng  soi đường dẫn lối, rồi lại “dưới sự lãnh đạo của đảng”, nhưng nay vẫn là khẩu hiệu. Là nhu cầu thết yếu của nông dân).
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nếu nước được độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc-tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì!”.
Nhà thơ Tố Hữu viết: “Dân có ruộng dập dìu hợp tác”. Đúng! Mang tiếng là ruộng của dân, nhưng “Hợp tác xã” cứ dập dìu, kề kè bên cạnh, phong trào lại lúc lên lúc xuống như cánh chim chiền chiện, thì mảnh ruộng đối với nhà nông vẫn phập phù. Mang tiếng vậy thôi, vẫn do Nhà nước toàn quyền quản lý hết.
Hiến pháp ghi: Đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý. Cũng là tiếng Việt lù lù ra đấy, nhưng cứ nhập nhèm, loạn xạ khi vận dụng từ vựng,ngữ nghĩa: "SỞ HỮU" với "SỬ DỤNG",  thực quyền và danh quyền, quản lý và phi ý...Cả đống luật về cục đất mà rồi vẫn thấy ngày càng rối tung rối mù, chẳng ra thể thống gì!

Câu ca dao  ở Thái Bình: “Bao đời đất của ông cha / Nay vào hợp tác đất là đất chung”.
Bài hát “Tình yêu Đất và Nước: (Hoàng Vân): Câu hỏi ngàn năm xưa ơ hơ / Hỏi trời trời chẳng thấu / Hỏi đất đất không hay / Trời của ta đất của ta/ Tấc đất tấc vàng chỉ khi nào đủ nước  / Nước của ta làm giàu đất của ta…’.
Với bài hất trên, văn hóa chưa qua tiểu học, nhưng tỷ phú, đại gia BĐS, đại gia ngân hàng Trầm Bê cũng xác nhận ràng: “Đúng, nước của ta làm giàu đất của ta. Không có nhà nước này, ta làm gì có nhiều đất như thế mà thành tỉ phú!”?
Cho nên, Khi mà đất đai là “sở hữu toàn dân”nhưng quyền sử dụng, quyền quản lý thuộc về Nhà nước”, thì câu hỏi ngàn năm xưa ấy vẫn treo trên đầu nhân dân.
BVB
----------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét