Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

NHIỀU HỆ LỤY DO ĐỘC QUYỀN VÀNG MIỄNG SJC


* BÙI VĂN BỒNG
Bà hàng xóm của tôi ra phố từ sáng, gần trưa mới về, lắc đàu:
- Chạy mòn cả lóp xe, gần hết bình xăng mà cả buổi qua nhiều tiệm vàng, đi mấy ngân hàng đều không bán nổi mấy chỉ vàng đưa vào cho ông xa thanh toán tiền viện phí, thuốc thang. Nhà nước độc quyền thế này chỉ khổ người dân thôi.
             Hơn 9 tháng trước, ngày 4/7/2012, Phó Thống đốc NHNN - ông Lê Minh Hưng đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh việc thương hiệu vàng nào sẽ trở thành thương hiệu vàng miếng quốc gia. Ông Hưng cho hay: Theo Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ ngày 25/5/2012, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. NHNN được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng.
              Kể từ ngày Nghị định 24 có hiệu lực, tất cả các giấy phép sản xuất vàng miếng đã được NHNN cấp phép trước đây hết hiệu lực thi hành, kể cả giấy phép đã cấp cho Công ty SJC. Song trên thị trường hiện nay, thương hiệu vàng miếng SJC là thương hiệu vàng miếng có bề dày cả uy tín, chất lượng và đã được thị trường chấp nhận. Đồng thời chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường vàng miếng. Chính vì vậy để tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và xã hội cũng như để tránh những xáo trộn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng miếng, NHNN đã báo cáo Chính phủ và quyết định lựa chọn thương hiệu vàng miếng SJC là thương hiệu vàng miếng của Nhà nước.
               Theo đó, kể từ thời điểm này, Công ty SJC không được phép tiến hành các hoạt động sản xuất vàng miếng. Tuy nhiên SJC vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh bình thường. Hoạt động sản xuất vàng miếng hiện do NHNN độc quyền tổ chức và thực hiện. Cũng cần nhấn mạnh rằng, theo quy định của Nghị định 24, tất cả các loại vàng miếng đã được NHNN cấp phép sản xuất trước đây vẫn được phép lưu thông và mua bán bình thường. Theo Nghị định 24, điều kiện để kinh doanh vàng miếng với doanh nghiệp là có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên, kinh nghiệm kinh doanh vàng từ 2 năm trở lên, đã nộp thuế kinh doanh vàng trên 500 triệu trong 2 năm liên tiếp gần nhất, có mạng lưới tại tối thiểu 3 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
             Đối với tổ chức tín dụng, điều kiện để kinh doanh vàng miếng là phải có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng và có mạng lưới từ 5 tỉnh thành trực thuộc Trung ương trở lên.
              Thế nhưng, nhièu Chi nhánh thuộc Công ty SJC đến nay bị nhiều lần thít chặt, không được kinh doanh vàng miếng do mình sản xuất ra một cách bình tường. Loại vàng miếng có “bao bì, mẫu mã” cũ nay việc mua bán rất khó khăn. Độc quyền vàng miếng làm ch các cơ sở kinh doanh vàng khốn đốn. Quyền mua bán vàng đã thuộc về một sos ngân hàng “diện ưu đãi”. Ngay như ngân hàng quân đội MB cũng có nhiều chi nhánh không được tham gia dịch vụ mua vàng. Ngân hàng Tiên Phong, ngân hàng Techcombank và một số ngân hàng khác gần đây được mua vàng miếng, nhưng quy định phải có miếng nguyên từ 1 lượng trở lên, và phải là “thương hiệu mới”! Trong khi đó, ngân hàng Eximbank, Á Châu, BVIDI, Viettinbank… lại có quyền kinh doanh vàng miếng với những quy định nới lỏng, được nhiều ưu tiên hơn.
                Từ đầu tháng 1 -2013, 2.500 điểm kinh doanh vàng miếng trên cả nước thuộc 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp chính thức thay thế hàng chục ngàn cửa hàng vàng không đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng. Kèm theo đó, Nhà nước có quy định mua bán vàng không đúng chỗ bị phạt  50-100 triệu đồng
Những đơn vị chưa được cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng sẽ chỉ được mua bán vàng trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh daonh khác.
              Việc Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng SJC thực chất chỉ có lợi cho nhóm lợi ích ngân hàng và các đầu mối thuộc diện “trùm sò” là con cưng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do đó, các ửa hàng kinh doanh vàng trên cả nước đang rơi vào cảnh cam go, mất khách hàng, thua lỗ. Người dân khi cần rất khốn đốn, khó khăn khi bán một vài chỉ vàng miếng SJC lo tiền khi ốm đau, bệnh tạt hoặc đóng tiền học cho con cháu.
               Trên báo Thanh niên, Thứ Bảy, 6/4/2013, tác giả Thanh Xuân đã viét: Ông Đỗ Công Chính cho biết, trước khi có Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý thị trường vàng (ngày 25/5/2012), số lượng vàng SJC sản xuất sụt giảm mạnh. Cụ thể, năm 2008, 2010, 2011, mỗi năm SJC sản xuất khoảng 100 tấn vàng, nhưng qua năm 2012, sản lượng còn 400.000 lượng (tương đương 15 tấn). Sau NĐ 24, Công ty SJC đã bàn giao tất cả khuôn dập (cũ và mới) cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý. Mỗi khi sản xuất phải có giấy phép của NHNN, khi đó NHNN chi nhánh TP.HCM sẽ bàn giao khuôn và SJC sản xuất gia công dưới sự giám sát của Tổ giám sát NHNN. Công ty SJC không hưởng lợi được gì ngoài tiền công là 50.000 đồng/lượng. Sau NĐ24, doanh thu và sản lượng, lợi nhuận của Công ty SJC sụt giảm 65% so với năm 2011.
             Trả lời câu hỏi "ai là người hưởng lợi", ông Đỗ Công Chính tiết lộ, những năm trước đây, các đơn vị được nhập khẩu vàng nguyên liệu đã mang sang Công ty SJC gia công thành vàng miếng SJC để hưởng lợi bởi thương hiệu của họ khó tiêu thụ. Cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2013, SJC đã dập vàng miếng cho NH TMCP Á Châu (ACB), NH Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, NH TMCP Phương Nam, Công ty TNHH VBĐQ Ngọc Thẩm, NH TMCP Đông Á - Công ty TNHH VBĐQ Phú Nhuận, NH TMCP Sài Gòn Thương tín với tổng khối lượng hơn 886.230 lượng. Từ ngày 25.8.2012 đến 31.3.2013, Công ty SJC gia công vàng miếng thương hiệu khác sang SJC với khối lượng hơn 383.000 lượng vàng, trong đó có đơn vị có khối lượng chuyển đổi lên 5 tấn. "Vậy ai là người được hưởng lợi từ mức chênh lệch giá từ 3 - 5 triệu đồng/lượng từ giá vàng nguyên liệu với giá vàng miếng SJC hoặc giá vàng miếng loại khác với giá vàng miếng SJC đã rõ" - ông Chính nói.
                Một ván đề cấp bách hiện nay là cần xóa bỏ ngay cơ chế độc quyền vàng miếng.
>
SJC giảm 65% vì độc quyền thương hiệu
               Về vấn đề này, tác giả Lệ Chi có bài đăng trên VnExpress: Tại hội thảo "Đẩy mạnh phát triển thị trường vàng trang sức Việt Nam trong tiến trình hội nhập" chiều 6/4, Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai cho rằng, vì Việt Nam là nước nhập khẩu vàng nên giá cả thời gian qua tăng cao theo xu hướng thế giới là điều tất yếu.
              Trước những bất cập trên, Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai cho rằng, Ngân hàng Nhà nước chỉ nên quản lý vàng trong cấu thành dự trữ ngoại hối Nhà nước bằng vàng thỏi, chuẩn quốc gia đồng thời là chuẩn quốc tế. Theo đó, các loại vàng này nên tồn tại dưới dạng thỏi hoặc tín phiếu thỏi có trọng lượng từ 1 kg đến 10 kg, có tuổi không thấp hơn 95,5%. Mọi phát sinh vàng vật chất nếu Ngân hàng Nhà nước bán ra từ kho dự trữ để thay đổi cơ cấu tỷ trọng thì phải phi thỏi ngay sau khi xuất kho (nghĩa là trong mọi trường hợp không được bán vàng dự trữ dạng thỏi ra thị trường trong nước).
               Các loại vàng còn lại, kể cả là vàng với tư cách ngoại hối thông thường lẫn hàng hóa mỹ nghệ, trang sức trên thị trường theo ông Lai nên được tự do trao đổi, mua bán, bao gồm cả tự do nhập và xuất. "Ngân hàng Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước mà ở đó không có việc kinh doanh vàng, trừ trường hợp muốn thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối để bảo toàn giá trị và không vì mục đích lợi nhuận", ông Lai bày tỏ.
           Mặc khác, theo Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, việc đo đếm giá trị, giá vàng cần căn cứ vào tuổi và nhanh chóng loại bỏ việc kỳ thị giữa các loại vàng miếng phi dự trữ ngoại hối. 'Đồng thời, Nhà nước cần xóa bỏ ngay cơ chế độc quyền vàng miếng và tôn trọng quy luật thị trường", ông Lai nhấn mạnh.
Tự do hóa nhưng không để vàng hóa nền kinh tế, theo Tiến sĩ Lai cần phải nghiêm cấm tuyệt đối việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Trước sau chỉ coi vàng như một hàng hóa được rộng rãi giao lưu bình thường và mọi giao dịch đều phải làm nghĩa vụ thuế.
              Song song đó, ông Lai kiến nghị Nhà nước nên cho phép mở sàn vàng và giao Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế quản lý. Sàn vàng đúng nghĩa ra đời vừa chống được độc quyền, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách thông qua nghĩa vụ nộp thuế, lại liên thông được với thị trường quốc tế mà không lo "chảy máu vàng" đối với một quốc gia nghèo vàng như Việt Nam.
                  Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Chuyên gia kinh tế cao cấp cũng chia sẻ, giống như các biện pháp hành chính đang gây méo mó và rủi ro đạo đức cho hệ thống ngân hàng, việc quản trị vàng sẽ gây hỗn loạn một thị trường vốn linh hoạt nhất từ ngàn xưa trong tập quán kinh tế và văn hóa của người dân Việt vốn quen giữ vàng.
                  Theo Tiến sĩ Chí, Ngân hàng Nhà nước nên trở về với các nhiệm vụ cố hữu của một ngân hàng Trung ương trong việc điều tiết chính sách tiền tệ và cải thiện tình trạng vĩ mô. Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Namhiện nay, cần đến vai trò sáng suốt của cơ quan này để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giải quyết món nợ xấu khổng lồ là những vấn đề cấp bách nhất.
                   Ông Phạm Đỗ Chí cũng nhìn nhận, việc Ngân hàng Nhà nước phải theo dõi và hằng ngày đứng ra định giá vàng (mà đa phần còn chưa biết có nắm bắt thị trường đúng hay không?) thay vì lo nghiên cứu chính sách cho các vấn đề nóng bỏng trên, cũng có thể được ví như "đang ở trong một cái nhà bị cháy mà không lo vác vòi chữa lửa, lại lo đi vác chổi quét nhà cho sạch".
                 Tiến sĩ Chí tỏ ra lo ngại các hành động của Ngân hàng Nhà nước trong những năm qua như độc quyền Nhà nước về vàng, khống chế ngân hàng, điều khiển thị trường tín dụng theo mệnh lệnh hành chính… đã và đang làm nghẽn mạch hệ thống tiền tệ. "Nếu cứ ra sức can thiệp bằng biện pháp hành chính thì nền kinh tế càng lâm vào thế tê liệt", ông nói.
               Đồng tình quan điểm với hai chuyên gia trên, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng nên để vàng vận hành theo cơ chế thị trường. Còn với tình hình hiện nay, muốn ổn định thị trường vàng Ngân hàng Nhà nước nên chú trọng vào hai vấn đề chính là cố gắng làm cho khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới không quá cao. Biên độ dao động giữa hai thị trường cũng không nên quá lớn để tránh đầu cơ (hiện nay lúc gia vàng trong nước biến động một triệu, lúc 2 triệu so với thế giới dễ tạo đầu cơ).
BVB /TP &VnE
-------------------
Danh sách 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp
 được kinh doanh vàng miếng từ 1-2013
1. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
2. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
4. Công ty TNHH một thành viên Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
5. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank)
6. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank)
7. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
8. Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank)
9. Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank)
10. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
11. Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank)
12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
14. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank)
15. Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)
16. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
17. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
18. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
19. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)
20. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
21. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB)
22. Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)
23. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý TPHCM
                                                  - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
24. Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam - CTCP
25. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu
26. Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI
27. Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam
28. Công ty TNHH một thành viên Kim Ngọc Phú
29. Công ty TNHH Mi Hồng
30. Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Ngọc Hải
31. Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Ngọc Thâm
32. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
33. Công ty TNHH Vàng bạc Phúc Thành
34. Công ty cổ phần Thương mại Vàng bạc Đá quý Phương Nam
35. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý
                                                         Ngân hàng Sài Gòn Thương tín
36. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn - SJC
37. Công ty cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý
38. Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý
                                                      Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét