Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

LÁNG GIỀNG ĐIỂM TIN - Thứ Năm - 3/10/2013

1 - BA SÀM
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nguyễn Trung: SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 13 (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự và dân chủ (Blog VOA/DĐXHDS). “tự nó, xã hội dân sự, dù phổ biến và mạnh mẽ đến mấy, cũng không thể làm lật đổ được một chế độ độc tài. Nhưng không có xã hội dân sự, không có một nền dân chủ nào có thể được xây dựng và vững mạnh cả”.  – Bùi Tín: Hợp thời, hợp thế, hợp lòng dân.
Trương Ba Không – Tôi đi dự tòa xử Lê Quốc Quân trốn thuế (Dân Luận). - Vụ xử Lê Quốc Quân: Công an “việt vị”  (Nguyễn Tường Thụy). “Xem ra công an đã chuẩn bị lực lượng quá chu đáo, hùng hậu để ngăn chặn cuộc biểu tình phản đối vụ xử Lê Quốc Quân nhưng họ đã bị ‘việt vị’. Không như những lần trước, những người ủng hộ Cù Huy Hà Vũ tập trung ở các cửa vào toà án bị công an ngăn chặn, cả ngày phải chầu trực ở ngoài phản đối nên chỉ  ít bà con lân cận biết.  Nhưng hôm nay những đoàn người ủng hộ Lê Quốc Quân tản ra đi biểu tình ở nơi khác tận Quang Trung, Lê Duẩn…l àm cho công an không kịp ngăn chặn“. – Video: LÊ QUỐC QUÂN (Trần Thúy Nga). - Tự do cho LS Lê Quốc Quân
Phiên tòa rừng rú (DLB). - Blogger – Tù nhân chính trị tại Việt Nam (AFP/ DCVOnline). “Đảng Cộng sản Việt Namranh mãnh, khôn ngoan – Họ không xem việc giết và bỏ tù (người bất đồng chính kiến)  là những giải pháp tốt nhất (nhưng) là các phương sách cuối cùng. Nhờ đó họ có thể nắm giữ quyền lực lâu hơn”.
Đề cập chính trị ở Việt Nam (Jonathan London). - XẤU HỔ MUỐN VẠCH ĐẤT CHUI… (Nguyễn Tường Thụy).
Lê Quốc Quân bị phạt 30 tháng tù về tội “Trốn thuế” (TTXVN). Các báo khác đăng lại nguyên xi: QĐNDVNNTiền phongNLĐPNTP…  – Video: Xét xử Lê Quốc Quân tội trốn thuế (VTV).   - Tuyên phạt Lê Quốc Quân 30 tháng tù về tội “trốn thuế” (QĐND). - Xét xử Lê Quốc Quân về “tội trốn thuế” (HNM). - Lê Quốc Quân bị phạt 30 tháng tù về tội“Trốn thuế” (TP). – Facebooker Tin Không Lề: “Qua vụ xử LS Lê Quốc Quân, các báo QĐND, TTXVN, Tiền Phong, Hà Nội Mới… đã ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ hết rồi sao khi cho cụm từ ‘trốn thuế’, ‘tội trốn thuế’ vào trong ngoặc kép? Viết như thế có nghĩa là các tờ báo này ủng hộ phe lề dân, khi cho rằng chuyện đem LS Lê Quốc Quân ra xử ‘tội trốn thuế’ chỉ là cái cớ để buộc các tội chính trị khác.  Hay là do không có tự do báo chí, nên các tờ báo này chỉ copy một cách máy móc từ TTXVN? Khi TTXVN mắc lỗi thì tất cả các báo ‘ăn theo’ khác cũng bị lỗi tương tự?“ - Báo VN: ‘Quân có nhân thân xấu‘(BBC).
-  Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp (RFA/DĐXHDS). “Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam tuyên bố Hiến Pháp đứng sau cương lĩnh của đảng. Đảng cộng sản Việt Nammột lần nữa thể hiện nhận thức rằng mình đứng trên pháp luật.” 
Lời thề (pro&contra). “Trái với dư luận dai dẳng và đôi khi sốt hầm hập về tranh chấp ở tam giác thượng tầng chính trị Việt Nam, càng ngày tôi càng có cảm giác rằng bộ ba ngự lâm Nguyễn Tấn Dũng – Trương Tấn Sang – Nguyễn Phú Trọng là một khối bền vững, cùng sống, cùng chết và cùng hết lòng phụng sự chiếc ngai vàng của Đảng theo một phân công lao động hoàn hảo…”
- Trần Đức Thắng: TÂM THẦN HAY TÂM ĐỨC? (Bùi Văn Bồng). “Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi.  Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện? Nói như giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Namtốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV“.
- VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 11 (Bùi Văn Bồng).
Tại sao có nhà mái bằng (Pín). “Và những ngôi nhà mái bằng xấu xí vẫn tiếp tục đua nhau mọc lên, chủ nhà không hề biết, đó không phải là mốt mà chỉ là cách đối phó của nhân dân trước 1 chỉ thị vi hiến“.
Suy ngẫm về chuyện giúp đỡ khắc phục thiên tai ở VN (Mạnh Kim). “Nhưng mà sẽ không bao giờ có một ông hay bà đại gia nào đó, đi Mercedes, đến tòa soạn, nói rằng họ sẵn sàng chia sẻ! Không bao giờ! Chưa bao giờ! Trong suốt lịch sử thảm họa thiên nhiên nước ta ba-bốn thập niên qua, dường như là chưa từng có câu chuyện nào đó tương tự. Sao vậy? Sự tử tế đối với họ khan hiếm đến mức đó sao? Họ sống ích kỷ như vậy quen rồi, hay chưa bao giờ được dạy về lòng bác ái?”
- Nguyễn Thị Hậu: MỘT NGƯỜI TRẺ ĐI SUỐT NGÀN NĂM (viet-studies).

KINH TẾ
Ngân sách Chính phủ VN kiệt quệ? (BBC).  – Audio phỏng vấn Kinh tế gia Hà Huy Thành: ‘Bộ Tài chính hơi nóng vội’.
                 >>  ĐỌC IẾP/Nguồn  
-----------------
2 - Đttl - NLG
SỔ TAY THỜI SỰ NLG  
NGÀY 3/10/2013 - (thứ năm)
A / Lược thuật vắn tắt một số thông tin
1. Vụ án Xử luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù (BBC) là dòng tin chủ yếu với nhiều nguồn trong-ngoài nước cho thấy sự quan tâm của công luận kèm theo nhiều lời phê phán chung quanh việc kết tội "trốn thuế" nhà đấu tranh cho dân chủ-dân quyền này. Báo VN: 'Ông Quân nhân thân xấu'(BBC)  là cách đưa tin giới truyền thông 'lề phải" trong khi những trang mạng "lề dân" ngoài luồng thì cho rằng" Luật sư Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng..." là oan sai, một vụ án mang màu sắc chính trị đậm nét. Nhà báo Phạm Chí Dũng trong trả lời phỏng vấn của RFI(Pháp) nói rằng "Một cách công bằng, Lê Quốc Quân đáng ra phải được trả tự do. Tôi cho rằng ngay trong nội bộ Bộ Chính trị cũng không hẳn thống nhất về quan điểm mức án. Nhưng cho dù ai đó có yêu cầu “phóng thích” Lê Quốc Quân, phái “lập trường kiên định” vẫn còn tương đối lấn át. Nhưng dù sao, một mức án như thế đối với người con của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng không phải là quá nặng nề, so với tất cả những gì mà ngành tư pháp, công an Hà Nội và giới tuyên giáo đảng từng muốn mặc định về tội danh ở khung hình phạt cao nhất đến 7 năm đối với một thành viên hoạt động nhiệt thành trong Hội đồng Công lý và Hòa bình". Theo ông Dũng thì "Một chi tiết đáng chú ý nữa là thời điểm vụ xử án Lê Quốc Quân lại diễn ra trùng với thời gian Hội nghị trung ương 8 của Đảng. ... theo lẽ thông thường, lịch xử án Lê Quốc Quân phải được dời lại sau khi Hội nghị trung ương 8 kết thúc. Nhưng vì cả hai sự kiện này cùng diễn ra, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu đã xảy ra một tác động nào, đủ lớn và đủ sâu sắc, trong nội bộ hoặc thậm chí từ “các thế lực thù địch”, để chính quyền Hà Nội không thể kéo dài hơn nữa việc hoãn xử Lê Quốc Quân". Một câu hỏi đơn giản cần được giải đáp là nếu LS Lê Quốc Quân đích thực là người "xấu", phạm tội "trốn thuế" tại sao hàng nghìn người dân đổ xô về phía tòa án Hà Nội để ủng hộ ông buộc nhà cầm quyền phải huy động lực lượng an ninh ra sức chận, giữ , phải chăng để "đảm bảo an ninh trật tự" cho phiên tòa"?
2.  Diều hâu Dương Nghị dọa dẫm: "VN đừng đùa với lửa ...cho thấy nhà cầm quyền TQ đang liên tục tung ra nhưng viên "tướng" diều hâu với lời lẽ buộc tội ngang ngược, kêu gọi phải cho VN một bài học(!). Tên tướng này dọa nạt" Việt Nam không nên “đánh giá sai tình hình” và “đùa với lửa”, đồng thời cũng vỗ ngực tự nhận Trung Quốc có nguyện vọng gìn giữ hòa bình nhưng lại bị các nước khác coi thường và lấn tới. Câu hỏi đặt ra là tại sao tần suất công kích này ngày càng nhiều, phải chăng TQ đang muốn gây sức ép lên VN trước thềm các cuộc tiếp xúc cấp lãnh đạo giữa VN và các nước tham dự hội nghị quốc tế APEC sắp diễn ra tại đảo Bali( Indonesia) , chuẩn bị cho chuyến "thăm" VN của lãnh đạo TQ vào tháng 10 nên ra nhiều chiêu "đòn gió" trước? Bên cạnh đó, chắc chắn"Đối thoại Việt - Mỹ về an ninh, chính trị, quốc phòng"vừa diễn ra tại Washington vào ngày 1/10 vừa qua càng làm cho TQ khó chịu nên cho tướng tá ra lu loa đe nẹt? Tập Cận Bình đang đi thăm Indonesia và Malaysia để nâng quan hệ song phương với hai quốc gia này lên "tầm caomới" như trong bài báo của Chí Đăng, rằng"Trung Quốc sẽ ‘cưng chiều’ Indonesia, Malaysia nhằm tạo các chốt cuối trên Biển Đông?",  và "Theo bình luận của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, công cuộc “xếp sắp” ASEAN sẽ còn được chính quyền Bắc Kinh chú trọng và vì thế Biển Đông sẽ còn gặp nhiều sóng gió trong tương lai".
3. Ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị Trung ương 8(CP) chắn chắc đã diễn ra tốt đẹp như thông cáo báo chí  nhưng hầu như không ai được biết nội dung những cuộc thảo luận cụ thể như thế nào, các ý kiến, đánh giá của UVTW về các chủ đề "tình hình kinh tế-xã hội" hay "đổi mới giáo dục" đã được bàn bạc ra sao, chỉ biết rằng"các đại biểu làm việc tại tổ, thảo luận về Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Chỉ có thế thôi bảo sao những kẻ "xấu miệng" không bàn ra tán vào, "tám" đủ chuyện thâm cung, phỏng đoán "bậy bạ" chứ!
4. Ba bài viết khá đặc sắc của ba nhân vật "có vấn đề": "Phạm Thị Hoài--Lời thề", "Đinh Lê Na--Khi niềm tin đỗ vỡ"và "NGUYỄN TRẦN SÂM---Những cụm từ vô nghĩa"(Đào Hiếu Blog) cung cấp nhiều thông tin và gợi mở cho người đọc những phân tích đáng suy ngẫm rất "thời sự"....về cái gọi là "lòng tin chiến lược"(!) được sử dụng như một chiêu bài  kinh điển [không phải] của...anh Ba.
5. Tiền đâu để tăng bội chi?(TN) cho thấy chính phủ đang "kẹt" tiền (như chính phủ Obama bên  Mỹ) và đang tìm cách gây quĩ để đảm bảo  tiêu xài cuối năm nhưng liệu bộ máy chính quyền có dám "liều lĩnh" cắt giảm 30% số cán bộ xách ô đi về mỗi ngày như bài viết "Cân đối ngân sách: Phải cắt giảm đám “vác ô”..."vì mất cân đối ngân sách, thất thu thuế, bội chi là một thực tế. Bài báo viết "ngày 29.9, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, tuyệt đại đa số các bộ đều có số thứ trưởng nhiều hơn quy định. Các tổng cục và cục cũng trong tình trạng dư thừa lãnh đạo. Nhiều ban, ngành trung ương cán bộ nếu không ngồi chơi xơi nước và đi họp thì chẳng biết làm gì có ích... Ở các địa phương khắp cả nước đến cơ quan nhà nước[ở TƯ], sẽ không thiếu cảnh cán bộ, công chức chơi game, đọc báo và chờ điện thoại gọi đi nhậu. Nhưng nếu họ chịu ngồi yên xơi nước, đọc báo để lĩnh lương thì còn may. Chính đội ngũ “vác ô đi vác ô về” mới sinh nhiều chuyện.Tình hình tăng số lượng quan chức, công chức đúng ra phải chấn chỉnh, tinh giản thì lại bùng phát. Không thể kể hết tình trạng “lạm phát quan chức”, tướng tá hiện nay...". Nghe qua thì thấy "có lý"(về mặt lý thuyết) nhưng đi vào từng trường hợp cụ thể thì...e rằng sẽ chạm dây động rừng, rối rắm và rách việc vì quan hệ "rễ má" gia đình, bà con trong mỗi của cơ quan tương tự như công tác chống tham nhũng hiện nay" khó vì lợi ích nhóm và bao che"(!) vậy .
 6/Bão lũ đang làm hàng triệu người dân ở miền Trung khốn khổ, tình trạng ngập úng vì những cơn mưa dầm dề, nước...và nước cũng làm cho người thành phố điêu đứng...vậy mà đọc những tin nầy càng thêm căm giận bọn khốn, chuyên ăn hớt dân nghèo cùng cực.
7.  Các bài báo dưới đây sẽ làm cho chúng ta băn khoăn, trăn trở hơnlà sự kiện "Huyền Chíp" đang ồn ào một cách vô bổ trên các trang mạng:
8. Cuộc đời phiêu bồng của nhà thơ Bùi Giáng vẫn còn...dài dài...
Chuyện đời Bùi Giáng Kỳ 15: 'Ông trời tròn' trò ch...

B / Những bài viết đặc sắc(làm tư liệu) 

Xử luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù (BBC)
Đỗ MinhTuấn:THƯƠNG TIẾC THẦY HOÀNG NHƯ MAI, NHỚ LỜ...
 Về BTV Kiều Trinh(VTV)---TÂM THẦN HAY TÂM ĐỨC?
Dường như câu “Người Hà Nội văn minh, thanh lịch” ...
Chuyện đời Bùi Giáng Kỳ 15: 'Ông trời tròn' trò ch...

-----------------
3 - 

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

…  ** Tin Nổi Bật Trong ngày

                 >>  ĐỌC TIẾP/Nguồn  
----------------


Truyền thông cho làn sóng đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam

Thực hiện tinh thần nội dung văn kiện thỏa thuận giữa Thủ tướng Shinzo-Abe (Nhật bản) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ngày 16/01/2013 về việc hợp tác toàn diện giữa hai nước; Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Thông tin và Truyền thông (ICDAC) – Cơ quan đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông tại Tp. HCM, thông qua Kobe Việt co.,Ltd đã tiến hành công tác Truyền thông về việc kết nối, mời gọi các nhà đầu tư thành phố Kobe Nhật bản đầu tư vào các tỉnh, thành phố Việt Nam.Như tin đã đưa, sau khi kết thúc buổi làm việc tại UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sáng ngày 20/3/2013 phái đoàn Liên minh: ICDAC – Kobe Việt co.,Ltd – Các doanh nghiệp Kobe Nhật Bản – do Ông Trần Thúc Hoàng dẫn đầu đã lên đường từ Tp.HCM ra Đà Nẵng để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư của Nhật Bản đối với Việt Nam. Tại trụ sở UBND Tp. Đà Nẵng, đoàn đã được Ông Phùng Tấn Viết – Phó Chủ tịch UBND Tp Đà Nẵng cùng Lãnh đạo các Sở ban ngành tiếp đón trọng thị. Lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng đã tận tình trao đổi những vấn đề mà đoàn quan tâm, đồng thời cho biết những chính sách ưu đãi của Tp Đà Nẵng đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản nói riêng…
                      >> Đọc tiếp/Nguồn  
---------------

Chính phủ Mỹ đóng cửa - bài toán đau đầu

… Kể từ năm 2011 khi Đảng Cộng hòa giành lại đa số ghế tại Hạ viện, thì các nghị sĩ đều muốn chuyển chính sách tài chính từ “tiêu tiền” sang “tiết kiệm” nhằm giải quyết nợ công hiện lên tới con số khổng lồ 16.000 tỉ USD. Những chính sách mới, nhất là chính sách cải cách của Tổng thống Obama đều bị cản trở, nhất là cải cách y tế (Obamacare). 
            Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn bị những căn bệnh nan giải đeo bám gây nhức nhối. Chính phủ liên bang công bố nợ công của Mỹ hiện tới 16.000 tỉ USD trong khi đó hai đảng chủ yếu ở Mỹ vẫn không thể thỏa thuận với nhau về biện pháp giải quyết. Trước tình hình này, đầu tháng 8/2011 Công ty S&P lần đầu tiên trong lịch sử 100 năm qua đã hạ cấp tín nhiệm tín dụng Mỹ từ 3 A (AAA ) xuống còn 2 A+ (AA+). Chẳng những S&P hạ cấp tín nhiệm tín dụng Mỹ mà hai cơ quan đánh giá tín dụng quyền uy trên thế giới là Moodys và  Fitch Ratings cũng đồng loạt hạ cấp và đánh giá tiêu cực tín dụng của Mỹ thấp hơn Anh, Đức, Pháp, Canada…
Tuy nhiên Tổng thống Obama cam kết cho dù cơ quan Nhà nước phải đóng cửa, nhưng ông vẫn đảm bảo cung cấp cho quân đội tất cả trang thiết bị và tiếp liệu hậu cần cần thiết, đồng thời trả lương cho sĩ quan, quân nhân đúng thời hạn nhằm đảm bảo cho quân đội hoạt động bình thường, 
Bài toán đóng cửa cơ quan nhà nước thực đau đầu với Chính phủ của Tổng thống Obama và sẽ tác động không nhỏ tới các mặt kinh tế, chính trị, quân sự của Mỹ.
                >> Đọc tiếp/Nguồn  
---------------

Những "cơn sóng" trái chiều ở biển Đông

 
… Những căng thẳng mới đây cho thấy sự cần thiết của việc đạt được một Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc. Chỉ có điều, trong nội bộ ASEAN xuất hiện 2 xu hướng: một ủng hộ phương án COC “tối thiểu” và một ủng hộ phương án COC “tối đa”. Đối với những người ủng hộ của  COC “tối thiểu”, ưu tiên hàng đầu là tham gia một loạt các cuộc đàm phán nhằm thiết lập một loạt thỏa thuận có tính ràng buộc sẽ chi phối cung cách ứng xử các bên và giải quyết tranh chấp có ít nhất 3 bên can dự.
Một COC như vậy sẽ là phần mở rộng hợp lý của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trong đó kêu gọi giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, từ bỏ đe dọa và sử dụng vũ lực trong việc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền. Nó cũng sẽ phù hợp với "Nguyên tắc 6 điểm" mà Indonesia đề xuất, trong đó nhấn mạnh việc giải quyết các tranh chấp biển đảo dựa trên luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)…
                  >> Đọc tiếp/Nguồn  
-----------------

Vì sao luật sư Lê Quốc Quân không nhận 'án treo' ?

… Một cách công bằng, Lê Quốc Quân đáng ra phải được trả tự do. Tôi cho rằng ngay trong nội bộ Bộ Chính trị cũng không hẳn thống nhất về quan điểm mức án. Nhưng cho dù ai đó có yêu cầu “phóng thích” Lê Quốc Quân, phái “lập trường kiên định” vẫn còn tương đối lấn át. Nhưng dù sao, một mức án như thế đối với người con của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng không phải là quá nặng nề, so với tất cả những gì mà ngành tư pháp, công an Hà Nội và giới tuyên giáo đảng từng muốn mặc định về tội danh ở khung hình phạt cao nhất đến 7 năm đối với một thành viên hoạt động nhiệt thành trong Hội đồng Công lý và Hòa bình…
… Thêm một lần nữa hoạt động dân chủ chính trị và tôn giáo ở Việt Nam tiếp nhận được tín hiệu chuyển hóa – chuyển hóa từ ngoài vào và có thể cả từ trong nội bộ Đảng. Tín hiệu đó, dù nhỏ, nhưng cho thấy không chỉ một số nhân vật “tù nhân lương tâm” sẽ có cơ hội dần thoát khỏi bốn bức tường đen đúa trong thời gian tới, mà rất nhiều bức bối xã hội khác như dân oan đất đai, nạn nhân môi trường, nạn nhân bị công an bạo hành… nếu được liên kết, thống nhất và được tổ chức tốt, đều có thể cất lên tiếng nói xứng đáng và đích đáng trong một xã hội dân sự đang hình thành và hướng đến việc phản biện mạnh mẽ đối với một số chính sách, cách điều hành bất hợp lý và bất công của chính thể cầm quyền…
               >>  Đọc tiếp/Nguồn   
-----------------

SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC - Phần 13

    
 * NGUYỄN TRUNG
(tiếp theo - Phần 13)
... Hiện tượng mới này có thể đặt Việt Nam trước 2 tình huống:
(1) Có thể khai thác yếu tố Nga để giảm bớt sự căng thẳng cho ta trong việc giữ cân bằng giữa hai đối trọng Mỹ - Trung? và
(2) Phải chăng việc ta thực hiện cân bằng giữa 2 đối trọng Mỹ - Trung sẽ có thêm những khó khăn mới, nếu Nga cùng đi với Trung Quốc như đang làm trong vấn đề Syrie?
(Chú ý: Kịch bản Nga đi với Mỹ trong chiến lược “trục xoay” của Mỹ hoàn toàn loại trừ trong bối cảnh quốc tế hiện nay).
Suy cho cùng, cả 2 tình huống (1, 2) này chẳng lợi lộc gì cho nước ta. Hơn nữa, nước ta hầu như không thể có ảnh hưởng gì trong trò chơi tay ba này, kể cả trường hợp ta lựa chọn đối sách đi với một bên nào đó (dù là Nga). Cũng không thể loại trừ trò chơi tay ba này mang đến cho nước ta những vấn đề nhạy cảm và khó khăn mới. “Đi” với ai, trong trò chơi này, thân phận nước bên thứ ba đối với nước ta vẫn là một ác mộng.
          > Phần 1 ; Phần 2; Phần 3; Phần 4; Phần 5; Phần 6; Phần 7; Phần 8 ; 
Có thể tình huống 1 ở chừng mực nhất định có lợi cho Việt Nam – ví dụ như hiện nay Nga đang là người bán cho Việt Nam nhiều vũ khí quan trọng, quan hệ với Việt Nam có một bề dầy lịch sử được nhân dân cả hai bên trân trọng, vân vân… Song hiển nhiên những mối quan hệ Việt - Nga có quá khứ tốt đẹp này làm sao có thể so sánh được với tầm quan trọng của việc Nga đang muốn phục hồi vị thế cường quốc trước đây của mình. Nếu hình thành một trục Nga – Trung trong những vấn đề ở Bắc Phi (hiện nay đang manh nha trong vấn đề Syrie), liệu việc Việt Nam đi với Nga như thế sẽ có những hệ lụy gì? Hiện nay Nga đã đồng ý bán những vũ khí tối tân cho Trung Quốc như tên lửa S400, máy bay chiến đấu SU – 35… Vũ khí Nga bán cho Việt Namkém hiện đại hơn (vì ta ít tiền hay không cần đến?)
Trong tình hình có một kịch bản Syrie ở Biển Đông (Nga đi với Trung Quốc), giả thử Việt Nam lựa chọn đi với một bên kép là Nga - Trung Quốc trong trò chơi tay ba này, hầu như chắc chắn Việt Nam đứng trước một hiểm họa mới khôn lường (là tiền đồn, là khu đệm cho liên kết Nga – Trung trong trò chơi tay ba đầy nguy hiểm này? V… v…). Chẳng lẽ bài học nóng hổi “7 cuộc chiến tranh trong 1 cuộc chiến tranh” hôm qua không nói lên điều gì với nước ta hôm nay?
Có một điều có thể thấy trước: Mối quan hệ giữa các nước lớn càng rối rắm và nhạy cảm, chắc chắn Nga sẽ càng bận bịu hơn nữa chăm lo đến vị thế quốc tế của mình. Và như thế, quan hệ Nga – Việt sẽ chỉ còn nằm lại trong danh mục phụ lục của chính sách đối ngoại Nga mà thôi.
Kịch bản Việt Namđi với Mỹ trong vấn đề Biển Đông nói riêng và trong vấn đề “chiến lược trục xoay” nói chung – dù là có hay không có sự xuất hiện của Nga trong khu vực ĐNA này – cũng không hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Vì “đi” như thế, ta sẽ lĩnh đủ đạn từ phía Trung Quốc, lại vẫn là rơi vào cái bẫy đi với một bên chống một bên. Nếu có cả Nga tham gia vào trò chơi này, thì màn kịch sẽ càng rối rắm và không bớt mùi máu trộn thuốc súng dành cho Việt Nam.
              Kịch bản đi với Trung Quốc?
           Đi với Trung Quốc như đã đi gần 70 năm qua? Đi với Trung Quốc như đã và đang đi từ Thành Đô cho đến hôm nay? “Đi” như thế chắc là đủ lắm rồi! Trở thành tiền đồn cho Trung Quốc thì nhân dân ta chắc chắn sẽ bác bỏ quyết liệt, và thế giới cũng sẽ tảy chay. Bây giờ rất cần mối quan hệ láng giềng bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền, tốt đẹp, tự trọng, bền vững đời đời với Trung Quốc, chứ không phải sự mầu mè 4 tốt và 16 chữ...
Muốn được như thế, phải chăng cái dĩ bất biến của Việt Namlà: Nhất thiết phải có bản lĩnh không trở thành nước bên thứ ba trong bất kỳ loại games nào của các ông lớn?  
Kịch bản là nước trung lập đứng ngoài cuộc chơi tay ba của Mỹ, Trung, Nga, hoặc đứng ngoài cuộc chơi tay đôi (trong đó có một bên kép Nga - Trung) không đặt ra cho Việt Nam. Đơn giản vì sẽ chẳng ai chịu để nước ta thoát khỏi thân phận nước bên thứ ba.  Nghĩa là ta có quỳ gối xin được trung lập, chắc thiên hạ cũng không ban cho!
Tóm lại, “đi”  như nói trên với ai cũng không được!
          Trung lập cũng không được!
         Nghĩa là không còn ngả đường nào khác ngoài con đường nước ta đã lựa chọn nhưng chưa làm sao dấn thân bước vào được, đó là: Chính ta cũng phải trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của các đối tác. Đơn giản là làm gì có chuyện bắt tay nhau hay hân hoan vỗ tay bằng một bàn tay!
Xin nói huỵch toẹt ra thế này:
Hiện nay có lẽ Mỹ cũng chưa tin ta, mặc dù ta có vị trí và vị thế chiến lược quan trọng lắm. Thế thì làm sao ta là đối tác hợp tác toàn diện được?.. Vậy ta làm sao thực hiện được vỗ tay hay bắt tay nhau bằng hai bàn tay được – nghĩa là trong đó phải có một bàn tay là của phía Việt Nam?
Hiện nay Trung Quốc cũng ngờ vực ta. Trung Quốc thừa biết 4 tốt và 16 chữ là của rởm. Nhưng nội bộ Trung Quốc đặt câu hỏi: Việt Nam chập chờn? Bắt cá hai tay? Lật lọng? Việt Namcó bản lĩnh, hay khiếp nhược hay vật vờ?.. Báo chí Trung Quốc không dưới một lần nói “Việt Namăn cháo đá bát!”… Nghĩa là Trung Quốc không tin ta, coi thường ta, cũng chẳng sợ ta, cũng chẳng nể nang gì ta, có cơ hội thì còn làm cho ta ê chề nữa…
Vậy có cách gì làm cho cả Mỹ và Trung Quốc phải thay đổi cách suy nghĩ của họ về ta? Phải làm thế nào cho họ hiểu: Có một Việt Nam khác – một Việt Nam tự nó, cho nó, vì nó và vì lẽ phải, vì những giá trị toàn cầu… Đã đến lúc họ phải ứng xử đúng mực với một Việt Nambản lĩnh như thế!..
            Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật:
            Việt nam có một vị trí chiến lược địa chính trị và địa kinh tế rất đặc biệt tại Đông Nam Á.
Nhưng trong con mắt của hầu hết những diễn viên chính tại sân khấu CA - TBD, Việt Nammới chỉ được coi là một vị thế công cụ quan trọng.
Bây giờ Việt Namnhất thiết phải chủ đông chiếm được cho mình vị thế đối tác quan trọng và được tôn trọng. Không có sự lựa chọn nào khác.
Vâng, để chiếm được chỗ đứng là đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của họ, nhất thiết ta phải là một Việt Nam của phẩm giá – được đo bằng những giá trị của dân tộc mình, những giá trị toàn cầu và được thể hiện thành hành động; mọi xảo ngôn chẳng giúp được gì[88].
Một Việt Nambiết tự trọng và muốn tạo ra lòng tin chiến lược (“diễn văn Shengri La”), nước ta nhất thiết phải là như thế, phải làm được như thế.
Cùng nhau vỗ tay hân hoan bạn bè, hay là bắt tay nhau hợp tác, đều phải có đủ hai bàn tay như thế, trong đó Việt Nam phải là một bàn tay như thế.
Ta còn thua kém các đối tác của ta về nhiều phương diện, nhưng vì thế địa kinh tế và địa chính trị của nước ta cho phép ta tham gia và có những đóng góp vào các mối quan hệ chung song phương / đa phương trong khu vực và toàn cầu đủ quan trọng, để ta cũng được thừa nhận là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.
Nhưng sự thật là hiện nay nước ta đang thiếu trầm trọng bản lĩnh, phẩm chất và trí tuệ để dấn thân trở thành một đối tác như thế, chứ không phải vì nước ta nghèo và lạc hậu. Nói nghiêm khắc, nước ta vẫn chưa ra khỏi cái tâm lý đối phó, chập chờn, ỷ lại, cầu xin, tâm lý mong được giúp, được chi viện![89]
Như vậy hiển nhiên, cái dĩ bất biến là: Phải trở thành một quốc gia có bản lĩnh, phẩm chất và trí tuệ - từ đó sẽ có thực lực để dứt khoát không cam chịu thân phận nước bên thứ ba. Nhưng làm sao Việt Nam trở thành một quốc gia như thế với chế độ chính trị toàn trị hiện hành?[90] Xin mỗi người Việt Nam, trước hết là các đảng viên ĐCSVN, hãy trả lời câu hỏi này.
Một khía cạnh khác: Ngày nay, trên ngôn từ, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đối tác toàn diện với tất cả các diễn viên chính trên sân khấu thế giới. Nhưng phải nói ngay, quan hệ thực chất của nước ta với tất cả những đối tác quan trọng này, kể cả với Trung Quốc có “16 chữ và 4 tốt”.., nước ta đều ở vị trí rất thấp trong chính sách đối ngoại của họ, đơn giản vì:
- Về mọi phương diện thế và lực của nước ta đều yếu, đường lối đối ngoại chập chờn của ta vì phải đi dây, nên khiến các đối tác quan trọng này của ta cũng đáp lại chập chờn theo (vì không có chuyện “free lunch” ở đây), đi dây như thế không thể dấn thân được; điều này có nghĩa mãi mãi cam chịu giữ vị trí thấp trong mọi vấn đề, trong mọi cuộc chơi của các đối tác / đối thủ và của cả thế giới, chẳng bao giờ có thể  bình đẳng.
Một đường lối ngoại giao phải gánh chịu 3 nhược điểm lớn như thế, chung cuộc làm suy yếu đất nước, đặt đất nước trước nhiều hiểm họa.
Đến đây có thể kết luận: Bằng mọi giá, nước ta phải là chính mình, để thiết lập được các mối quan hệ đối ngoại mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi. Đấy là: Bằng ngọn cờ dân tộc và dân chủ phát huy sức mạnh dân tộc, đi với cả thế giới.
Việt Nam nhất thiết phải đứng trên đôi chân của mình, quyết định những bước đi của mình, bởi vì lợi ích của mình đòi hỏi như vậy, bởi vì hòa bình và xu thế tiến bộ trên thế giới muốn có một Việt Nam như vậy. Đòi hỏi không thể thoái thác này xác quyết: Việt Nam phải trở thành một quốc gia của dân chủ, độc lập, tự do, hạnh phúc và hòa bình.
Xin hỏi: Có con đường nào đổi đời đất nước, đổi đời mỗi công dân để xây dựng nên một Việt Nam như thế, nếu không phải là con đường cải cách thể chế chính trị để tạo điều kiện thay đổi tất cả? Xin mỗi người Việt chúng ta – dù là ai, chính kiến nào, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, đảng viên ĐCSVN hay không phải đảng viên ĐCSVN, sống ở trong nước hay nước ngoài – với tất cả tình thần trách nhiệm “Nước Việt Nam là của người Việt Nam!”[91], với tất cả tinh thần đoàn kết hòa hợp và hòa giải dân tộc, hãy suy nghĩ về điều này.
Còn một sự thật nữa: Nước ta có một vị thế rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của tất cả các đối tác quan trọng, lớn cũng như nhỏ, các nước thành viên ASEAN…, nhìn theo phương diện tiêu cực, cũng như theo phương diện tích cực.
Nhìn theo phương diện tiêu cực: Nếu thống soái được Việt Nam, sẽ làm được nhiều chuyện. Ví dụ, nếu biến được Việt Namthành một bàn đạp cho Trung Quốc tiến xuống phía Nam và ra Biển Đông!..
Nêu lên như vậy là để bàn cho hết nhẽ. Cứ cho là Trung Quốc rất muốn, nhưng có thể phương án này trong thực tế sẽ không khả thi hay rất khó khả thi. Vì hầu như chắc chắn nhân dân Việt Nam sẽ từ chối đến cùng một phương án như vậy, và chắc cũng sẽ nhân dịp này quét sạch luôn mọi ảo tưởng, phản bội, hay đầu hàng ăn theo phương án này.
Xin nhắc lại, Trung Quốc trước đây đã đôi ba lần đề nghị với Mỹ phương án chia đôi Thái Bình Dương. Cách đây ít lâu bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tuyên bố Thái Bình Dương đủ chỗ cho cả Trung Quốc và Mỹ… Bây giờ xin lưu ý: Việt Namcó một vị trí chiến lược khá quan trọng, nên từ sau chiến tranh thế giới II đến hôm nay không dưới một lần người ta đã bàn với nhau các phương án “chia đôi” như thế dành cho Việt Nam.
Trong tiếp đón Chủ tịch Trương Tấn Sang vừa qua, phía Mỹ tuy cởi mở, tiến xa hơn so với ta một chút lên phía trước, song vẫn bầy tỏ một thái độ “wait and see!” khá rõ rệt với Việt Nam, (ví dụ: không thể tách việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam với vấn đề thực hiện dân chủ và quyền con người ở Việt Nam, nội dung “đối tác toàn diện” hàm ý có những điều chờ đợi nhất định…). Mỹ không thể làm khác, mặc dù ai cũng biết phía Mỹ rất muốn triển khai mạnh mẽ chiến lược “trục xoay”. Thái độ “wait and see!” như vậy phải chăng cho thấy: Mỹ không mơ hồ, cũng không sốt ruột trước tình trạng “chập chờn” và “ngoại giao leo dây” khó tránh hiện nay của Việt Nam!?
Chưa nói đến việc là siêu cường, ắt Mỹ còn nghĩ đến nhiều tính toán khác, nhiều phương án khác, cho những tình huống khác.[92]
Trên phương diện tích cực: Việt Nam sẽ rất quan trọng đối với nhiều nước nếu là một thành trì bất khả xâm phạm của hòa bình trong khu vực, là cầu nối rất cần thiết giữa các khu vực và cho những players trong nhiều vấn đề nan giải khác…
Sự thật là trên thế giới ngày nay rất nhiều quốc gia muốn có một Việt Namcó đủ khả năng giữ vai trò tích cực nêu trên.  Trong tất cả các đối tác chiến lược, có lẽ duy nhất chỉ có Trung Quốc muốn có một Việt Nam suy yếu. Việt Nam thực sự đang có tiềm năng giành lấy một vị thế quốc tế xứng đáng mà rất nhiều nước trên thế giới mong muốn cho Việt Nam! Cơ hội này thực sự chưa từng có  cho Việt Nam kể từ khi lập quốc, do xu thế phát triển của thế giới hôm nay tạo ra.
Đã thế, bàn cờ thế giới thay đổi như chong chóng. Vì lợi ích nào đó các cường quốc hôm nay đi với nhau; vì lợi ích nào đó ngày mai có thể chống lại nhau. Việt Namkhông thể dựa dẫm hay ăn  theo nói leo được. Nếu không đủ trí tuệ và bản lĩnh để luôn luôn giữ được mình là chính mình và đi cùng với cả thế giới tiến bộ, để có khả năng bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia  của mình và biết dấn thân ủng hộ lợi ích của cộng đồng, xin hỏi làm sao Việt Nam có thể có những quyết định đúng đắn?...
(còn tiếp)
------------------
+ Chú thich:
[88] Một trong những ví dụ gần đây nhất là phía Việt Nam bào chữa cho nghị định 72, phản bác ý kiến phê phán của Mỹ; trong khi đó nhiều trí thức Việt Namđã công khai đòi hủy bỏ nghị định này.
[89] Một doanh nhân là bạn của tôi kể cho tôi nghe mẩu đối thoại của anh ta với một doanh nhân Israel, đại ý:  Các bạn Việt nam thường nói nhiều về áp lực từ Trung Quốc; điều này đúng. Nhưng dù sao áp lực như thế  nhìn về mặt dân số thì khó khăn ở Việt Nam cũng mới chỉ là tỷ lệ 1 / 13, còn Israel chúng tôi tỷ lệ áp lực này là 1 /  35, lại còn thêm Đạo Hồi nữa. Hai nước chúng ta chẳng có quyền  chọn hay không chọn vị trí địa lý chúa ban cho như thế, mà chỉ có mỗi con đường phải sống!..
[90] Lịch sử quan hệ quốc tế cận đại và hiện nay có không  ít quốc gia ở vào thế bị các quyền lực bên ngoài o ép, co kéo, giằng xé tứ phương. Thành công điển hình trong bảo vệ chính mình trước tình huống này có lẽ là Thụy Sỹ từ trước đến nay, và hiện nay là Israel, ngoài ra cũng phải kể đến một số nước vùng Scandinavie (BẮc Âu).
[91] Khẩu hiệu của Cách mạng Tháng Tám làm nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
[92] Trong giới nghiên cứu Mỹ có ý kiến đại ý: Kinh nghiệm với Iraq, Afghanistan, các nước Bắc Phi… cho thấy Mỹ không thể gửi trứng cho đối tượng mình không chắc chắn hợp tác được, chờ cho Việt Nam qua giai đoạn chập chờn Mỹ sẽ quyết định cũng không muộn.
---------------